Nông Dân Cồn Vĩnh Khánh Trúng Mùa Ớt Tết

Nông dân trồng ớt ở ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) đang vào mùa thu hoạch. Anh Nguyễn Văn Sang – ngụ ấp Vĩnh Khánh cho biết: Năm rồi anh trồng thí nghiệm 2 công ớt, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc anh thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Thấy trồng ớt đem lại lợi nhuận cao, năm nay anh trồng 5 công, hiện đám ớt của anh đang trong giai đoạn cho trái, dự kiến khoảng 2 tuần nữa sẽ thu hoạch. Chị Tâm ngụ cùng ấp cũng cho biết: 3 công ớt của chị đang trong thời điểm thu hoạch, cứ cách mười ngày thu hoạch một đợt, mỗi đợt thu hoạch từ 100-150 kg, bán cho thương lái với giá 40 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị thu trên 3 triệu đồng/đợt thu hoạch.
Theo nông dân, ớt dễ trồng, chi phí thấp, ít bị sâu bệnh, sau ba tháng trồng và chăm sóc cho năng suất từ 1,3 – 1,5 tấn/công. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 - 3 tháng. Những năm gần đây, nhờ mô hình ớt mà nhiều hộ nông dân xứ cồn Vĩnh Khánh ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi học hết phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện để học tiếp nên Hồ Phi Hiển quyết định vào Phú Quốc (Kiên Giang) tìm cơ hội lập nghiệp.

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.