Nông Dân Chưa Mặn Mà Với Mô Hình Nhân Nuôi Nấm Xanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, dù tích cực triển khai nhưng nông dân vẫn chưa “mặn mà” với mô hình nuôi nấm xanh. Nguyên nhân do hiệu lực trừ rầy nâu của nấm chậm.
Đồng thời, phần lớn nông dân chưa tự giác nhân nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học, mà sử dụng thuốc hóa học để đạt hiệu quả nhanh. Bên cạnh đó, giá nấm nguồn tăng và nguồn cung từ Viện Lúa ĐBSCL không ổn định.
6 tháng đầu năm 2013, tỉnh đã triển khai 15 lớp tập huấn nhân nuôi nấm xanh, với 300 nông dân tham dự. Ứng dụng mô hình nhân nuôi nấm xanh trong canh tác lúa, giúp nông dân tiếp cận phương pháp mới trong quản lý rầy nâu, sâu cuốn lá và các dịch hại khác, giảm chi phí sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.

Mặc dù được coi là “vựa” nông sản của cả nước, nhưng những ngày gần đây từ khắp các chợ đầu mối cho đến các chợ vùng nông thôn ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều tràn ngập các loại nông sản Trung Quốc (TQ).