Nông dân chủ động khôi phục diện tích cà phê bị bỏ hoang

Nhiều gia đình đã nghĩ đến phương án phá cà phê để trồng cây khác. Song được chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích lợi ích cây cà phê, nay người dân Quài Nưa, Quài Cang đang tìm cách khôi phục diện tích và chất lượng đồi cà phê vừa đến kỳ thu hoạch.
Ông Vũ Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, cho biết: Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa không có khả năng chăm sóc diện tích cà phê đã liên kết với nông dân trồng ở 2 xã Quài Cang và Quài Nưa. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi, cuộc sống cho các hộ dân đã góp đất với công ty, huyện đã tăng cường chỉ đạo các xã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ, thu hái diện tích của gia đình.
Tuy nhiên, cà phê là cây khó tính, đòi hỏi phải chăm sóc đúng quy trình, chi phí đầu tư, chăm sóc lớn, do vậy nhiều hộ dân cần được hỗ trợ để vay vốn mua các trang thiết bị để sản xuất và phát triển cây cà phê. Rất mong mong chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện để người trồng cà phê ở các xã trên được tạo điều kiện vay vốn thuận lợi, giúp bà con tăng thu nhập từ cây cà phê với hy vọng từng bước xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.