Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch

Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch
Ngày đăng: 13/06/2013

Thu hoạch tôm chạy dịch

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, ấp Lồ Ồ, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh - một người chuyên vận chuyển tôm thuê của nông dân đi tiêu thụ, cho biết thời gian gần đây, tại 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải, Trà Vinh có rất nhiều hộ nông dân đã thu hoạch tôm chạy dịch.

“Thu hoạch sớm còn hơn để mất trắng”, ông Tuấn nói.

Theo ông Nguyễn Văn Đời, hộ nuôi tôm ở xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh, ao tôm 0,5 héc ta của ông thả được 2 tháng bỗng xuất hiện hiện tượng tôm chết rải rác, do đó, ông đã thu hoạch để hạn chế lỗ.

Theo bà con nông dân, tôm thu hoạch sớm chỉ được tiêu thụ nội địa với giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kí lô gam, không thể phục vụ cho chế biến và xuất khẩu được do kích cỡ tôm nhỏ (trọng lượng khoảng 100 – 150 con/kí lô gam).

Thống kê sơ bộ của Chi cục thủy sản Trà Vinh, cho biết trong tổng số 2.000 tấn tôm nguyên liệu được thu hoạch trong những tháng đầu năm 2013, có khoảng 60% sản lượng thu hoạch sớm do lo ngại dịch bệnh.

Tại Tiền Giang, tình hình tương tự cũng xảy ra, ông Mai Thành Lộc, Giám đốc Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh, cho biết từ đầu vụ nuôi đến nay, tôm cũng bị thiệt hại liên tục, chết ở giai đoạn 30 - 40 ngày sau khi thả. “Bà con buộc phải thu hoạch sớm để cắt lỗ khi xảy ra dịch bệnh”, ông cho biết.

Vẫn chưa có hướng khắc phục

Đầu tháng 5-2013, các nhà khoa học của trường đại Arizona (Mỹ) công bố thông tin đã xác định được nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS) hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Donald Lightner thuộc đại học Arizona (Mỹ), cho biết tác nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi ở ĐBSCL trong những năm qua là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online, lãnh đạo một số địa phương cho biết vẫn chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu và hiện tượng tôm chết vẫn xảy ra ở hầu hết các địa phương có nuôi tôm ở ĐBSCL.

Theo Chi cục thủy sản Sóc Trăng, hiện chi cục vẫn tiến hành kiểm tra vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thường xuyên trên tôm nuôi của bà con nông dân để phát hiện bệnh, tuy nhiên, hiện tượng tôm chết vẫn diễn biến phức tạp, chưa có cách chữa trị hiệu quả.

“Dù đã xác định được nguyên nhân nhưng đến nay chưa có hướng khắc phục, thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa đưa ra giải pháp chữa trị nào cả”, ông Lộc của Chi cục thủy sản Tiền Giang cho biết.

Đến thời điểm này, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng chỉ đưa ra khuyến cáo các cơ sở nuôi tôm nên sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch chất lượng của cơ quan thú y. Bên cạnh đó, phải đảm bảo điều kiện môi trường nuôi tốt nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, đặc biệt, trong giai đoạn thả nuôi dưới 1 tháng tuổi.


Có thể bạn quan tâm

Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này

20/01/2014
Phập Phồng Chuyện Phá Mía Nuôi Tôm Phập Phồng Chuyện Phá Mía Nuôi Tôm

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…

20/01/2014
Xử Phạt 3 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Xử Phạt 3 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Ngày 16-1, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vì vi phạm về chất lượng sản phẩm.

20/01/2014
Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.

20/01/2014
Cá Lóc “Mắc Cạn” Cá Lóc “Mắc Cạn”

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.

20/01/2014