Nông dân Ấp Láng phá bỏ cao su để trồng thiên lý

Từ đầu năm đến nay, có khoảng 150 hộ dân trước đây trồng cao su với diện tích nhỏ lẻ, đã phá bỏ cao su, chuyển sang đầu tư trồng thiên lý lấy hoa.
Theo ước tính của vị trưởng ấp này, diện tích cao su bị phá bỏ từ đầu năm đến nay trên địa bàn khoảng 50 ha.
Nguyên nhân dẫn đến việc người dân phá bỏ vườn cao su để trồng thiên lý là do giá mủ cao su hiện nay quá thấp, thêm vào đó diện tích cao su của những hộ dân trong ấp chỉ chừng trên dưới 1 ha nên nhiều hộ nản chí, không muốn đầu tư lâu dài cho cao su.
Hiện nay, mỗi kg hoa thiên lý có giá khoảng 35 ngàn đồng, với mỗi công đất trồng thiên lý, bình quân mỗi tháng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt, mỗi dây thiên lý có thể cho hoa từ 5 đến 6 năm.
Thiên lý rất dễ trồng, chỉ cần một góc vườn, có sân hoặc ao, tiến hành làm giàn để cây leo là cho thu hoạch hoa quanh năm. Thế nhưng, trước sự phát triển số lượng lớn diện tích trồng thiên lý như hiện nay, nhà nông cũng cần tìm hiểu và có đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh tình trạng trồng theo “phong trào”, làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, người chăn nuôi đang vào vụ chăn nuôi cho thị trường Tết Nguyên đán 2016. Nhờ giá tốt, người nuôi heo tăng đàn. Nuôi gà tuy có gặp khó khăn nhưng sản lượng gà, đặc biệt là gà ta và gà lông màu cho thị trường tết cũng tăng mạnh so với ngày thường.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, ngành chăn nuôi nên tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất đầu ra thông qua công nghệ mới, giảm chi phí sản xuất; tăng cường vai trò của thị trường để phân biệt chất lượng các sản phẩm đầu ra.
Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.

Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...

Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.