Nông dân Anh Sơn cứu chè sau mưa

Sau cơn mưa, chúng tôi có mặt tại những đồi chè đội 29, xã Long Sơn, Anh Sơn. Có những đồi chè đã xanh hẳn, có những đồi chè mới chỉ nhú mầm.
Gia đình anh Nguyễn Như Liên ở đội chè 29, xã Long Sơn, Anh Sơn có hơn 1 ha chè công nghiệp, trong đợt nắng vừa rồi đã làm cho diện tích chè gia đình anh chết hơn một nửa, số còn lại cũng bị cháy lá nghiêm trọng. Uớc tính thiệt hại lên đến 60 - 70 triệu đồng. Nhờ những cơn mưa dài trong những ngày qua đã phần nào giải cứu cho ruộng chè của gia đình anh. Sau cơn mưa, những mầm chè mới cũng đã bắt đầu được nhú lên thay cho màu đen của những cành chè mới cháy.
Nhiều diện tích chè được giải cứu sau những cơn mưa vàng
Anh Liên chia sẻ. "Những cơn mưa vàng quý lắm, nhưng nếu mưa đến sớm khoảng nửa tháng sẽ cứu được nhiều diện tích chè hơn". Anh cũng cho biết thêm: Để chăm sóc diện tích chè bị cháy, gia đình tôi đã chuẩn bị 6 tấn phân, đợi ít hôm nữa đất ráo sẽ bỏ phân bón thúc cho cây chè nhanh được phục hồi.
Tuy nhiên, mưa xuống không phải diện tích chè nào cũng được hồi xanh. Gia đình Nguyễn Thị Liễu ở đội 29, xã Long Sơn có 0,5 ha chè chỉ còn một vài cây chè là chống chịu được với cái hạn kéo dài.
Tuy nhiên, nhiều diện tích chè không thể phục hồi do thiệt hại quá nặng
Chị Liễu buồn bã nói: “Mưa lớn nhưng do diện tích chè đã bị chết nên không thể nào hồi phục được, coi như vụ chè năm nay gia đình tôi mất trắng. Mất đi nguồn thu nhập không biết thời gian tới lấy tiền đâu để trồng lại chè mới đây. Trong khi đó thì trồng chè cần đến tiền giống, tiền phân bón và đến cả tiền công đào rãnh nữa. Và 3 năm sau nếu không bị hạn thì diện tích chè đó mới có thu hoạch".
Ông Nguyễn Công Thế - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Trong đợt nắng hạn vừa qua đã có 300 ha chè bị chết, đây chủ yếu là diện tích chè trồng mới của năm 2013 và 2014. Diện tích chè kinh doanh bị ảnh hưởng là 1.500 ha. Ngay sau khi có mưa, huyện Anh Sơn đã chỉ đạo phòng nông nghiệp huyện kiểm tra tình hình thực tế tại các vùng chè, chỉ đạo người dân tập trung chăm sóc, bón phân đạm, khắc phục lại diện tích chè đã bị thiệt hại. Những diện tích chè bị chết thì hướng dẫn người dân tiếp tục trồng mới để đảm bảo vùng nguyên liệu trên địa bàn.
Mưa lớn đã giúp cho nhiều diện tích chè của huyện Anh Sơn đã được "giải nhiệt", tuy nhiên diện tích chè chết của người dân hiện vẫn rất lớn. Người dân Anh Sơn mong chính quyền các cấp có cơ chế hỗ trợ khắc phục để tiếp tục trồng lại diện tích chè bị chết sau hạn.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối tháng 3-2014, chỉ riêng 3 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh đã có trên 5.000 héc ta tôm nuôi bị thiệt hại. Tỉnh Sóc Trăng bị nặng nhất với hơn 30% diện tích tôm thả nuôi đã thất bại hoàn toàn.

Trong khi tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi chưa được khống chế, nhất là bệnh gan tuỵ, nông dân luôn mong chờ nguồn tôm giống đạt chất lượng để giảm mức thấp nhất rủi ro trong quá trình nuôi.

Có mặt tại Trại cá Hòa Sơn (Trung tâm Thủy sản) vào ngày đầu tháng 4, chúng tôi thấy có khá nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đến mua cá giống. Anh Hoàng Văn Quách, một khách hàng ở tận xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn (Bắc Kạn) đợi mua cá giống từ sáng sớm cho biết: Tôi đầu tư chăn nuôi cá được 7 năm thì có đến 5 năm mua con giống ở đây về nuôi.

Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa (Long An), đều biết đến anh Trần Văn Ẩn, ở ấp Bình Tây 1. Anh Ẩn là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã học tập và nhân rộng để tăng thu nhập.

Ngày 15/4/2014 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn long trọng tổ chức buổi lễ ra mắt lực lượng kiểm ngư Việt Nam.