Nỗi Niềm Người Trồng Ớt Ở Cồn Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.
Chất lượng ớt nơi đây được nhiều thương lái đánh giá cao, tuy nhiên nông dân ở đây vẫn luôn trăn trở về đầu ra của cây ớt bởi điệp khúc “được mùa mất giá”, thương lái ép giá luôn ám ảnh người nông dân.
Hiện tại, toàn xã Tân Thuận Đông có trên 200ha sản xuất ớt và đang có khuynh hướng tăng mạnh diện tích. Trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp cho thị trường khoảng trên 2.000 tấn ớt thương phẩm.
Tuy có vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, nhưng hiện nay trên địa bàn xã vẫn chưa có một cơ sở chế biến hoặc doanh nghiệp đến đặt vấn đề bao tiêu. Phần lớn, nông dân ở đây đều chọn kênh tiêu thụ qua thương lái. Chính vì thế, giá ớt ở đây thường lên xuống bất thường và không ổn định.
Anh Đỗ Duy Khánh, một nông dân trồng ớt ở xã Tân Thuận Đông cho biết: “Giá ớt ở đây lên xuống thất thường lắm. Sáng tôi bán cho lái, chiều cũng bán cho lái đó nhưng giá bán đã chênh lệch gần 2.000 đồng/kg. Chưa kể những dịp lễ Tết, thương lái còn hợp đồng với nhau tự ý hạ giá ớt xuống thấp, ép giá nhà nông. Do không có kênh tiêu thụ nào khác nên nông dân bấm bụng bán cho xong”.
Một trong nhiều nguyên nhân khiến ớt của vùng cù lao Tân Thuận Đông chưa thể vươn mình dùng “chất lượng thay lời nói” là do địa hình “khuất nẻo”.
Theo lãnh đạo UBND xã, do Tân Thuận Đông là một xã cù lao nên vấn đề trong giao thương, vận chuyển hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. E dè địa bàn xã còn “ngăn sông cách đò” nên đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp đến xúc tiến đầu tư ở địa phương.
Xuất phát từ những khó khăn của bà con trồng ớt, nhiều lần UBND xã chủ động gặp các doanh nghiệp mời gọi về địa phương đầu tư. Mặc dù, phần lớn doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng ớt của địa phương nhưng họ đến rồi bặt tăm tin tức.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “UBND rất mong doanh nghiệp đến đầu tư cho vùng trồng trồng ớt của xã. Địa phương sẵn sàng ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Năm nay, nhằm tránh ớt bị rớt giá sâu khi vào vụ, UBND xã đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc bơm tháo nước năm 2014 ở 5 ô đê bao của xã. Nếu nhân dân thống nhất, UBND sẽ cho triển khai thực hiện để năm nay bà con nông dân có thể trồng ớt trái vụ, góp phần cải thiện và tăng thu nhập”.
Có thể bạn quan tâm

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.

Tại hai địa phương này hiện có 56 hộ ương tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm với thể tích lồng nuôi gần 6.000 m3; số lượng tôm hùm giống thả nuôi 45.600 con. Trong đó, có 7 hộ ương tôm hùm giống, với số lượng giống thả ương khoảng 12.000 con; có 49 hộ nuôi tôm hùm thương phẩm, số lượng tôm giống thả nuôi 33.600 con.