Nối Nhịp Cầu Giúp Nhà Nông Làm Ăn

Ngày 16.12, tại UBND huyện Đông Anh, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Trung tâm khuyến nông tổ chức Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013.
Đây là hội thảo được tổ chức thường niên, mỗi năm 1 lần nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển thị trường. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đến từ Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nuôi trồng thủy sản..., đặc biệt là đông đảo các chủ trang trại và nông dân trên 9 quận, huyện thành phố.
Đây là diễn đàn khuyến nông nhằm liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Tại hội thảo, các chủ trang trại và nông dân được nghe các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về sản xuất nông nghiệp trao đổi trực tiếp những băn khoăn, vướng mắc của nông dân trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 3 đúng (đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc) và luân canh, xen canh phù hợp cho từng vùng.
Nằm trong ban tư vấn của Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013, PGS - TS Lê Văn Năm cho biết: “Nhịp cầu nhà nông” lần này tập trung vào những vấn đề liên quan đến trồng trọt - bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản và kế hoạch xúc tiến thương mại. Qua chương trình, ban tổ chức chúng tôi mong muốn đây sẽ là diễn đàn nhằm truyền bá kỹ thuật cho nhà nông, giúp nông dân tăng lợi nhuận kinh tế từ chính mô hình của mình.
"Tham gia chương trình, tôi được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học để giải đáp các thắc mắc có liên quan đến vấn đề sản xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi nhất là các vấn đề liên quan đến con lợn giống của gia đình”.
Nông dân Đinh Văn Đoàn
Anh Đinh Văn Đoàn (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh), một trong những chủ trang trại nuôi lợn với số lượng lợn giống đứng đầu huyện Đông Anh chia sẻ:
Tham gia chương trình, tôi được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học để giải đáp các thắc mắc có liên quan đến vấn đề sản xuất trong nông nghiệp, chăn nuôi nhất là các vấn đề liên quan đến con lợn giống của gia đình. “Ngoài thắc mắc đã được giải đáp, tôi còn được bổ sung những thông tin bổ ích về giống cây trồng, vật nuôi phù hợp theo thổ nhưỡng, khí hậu đất đai từng địa phương...
Thời gian tới, có điều kiện tôi sẽ mở rộng trang trại theo kiểu mô hình tổng hợp VAC” - anh Đoàn bộc bạch.
Qua buổi hội thảo, các đại biểu mong muốn các chuyên gia thường xuyên quan tâm, tư vấn giúp nông dân trong cả 3 khâu: Đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra thị trường tiêu thụ. Qua đó, giúp nông dân có thêm kiến thức khoa học về trồng trọt và chăn nuôi, tiêu thụ nông sản theo xu thế hội nhập...
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia

Cũng gây điên đảo không kém giá vàng, mặt hàng hồ tiêu đang gây sốc trên thị trường nông sản khi liên tục tự phá vỡ kỷ lục của mình từng ngày, thậm chí từng giờ. Sở dĩ giá hồ tiêu của Chư Sê luôn đứng đầu bảng vì chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định. Ông Bính cũng cho biết, người dân Chư Sê cũng có ý thức hái tiêu chín để luôn có sản phẩm chất lượng cao, giá thành tốt

Ngày 30-4, TS Nguyễn Hữu Đạt, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), cho biết lô thanh long đầu tiên của VN xuất khẩu sang thị trường Chile đã đến nơi an toàn, chất lượng tốt.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh, trong số 1,5 tỷ con tôm sú thả nuôi đầu vụ trên diện tích 19.323 ha tại các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành đã có gần 300 triệu con bị chết, trên diện tích 3.351 ha, tổng thiệt hại ước tính hơn 300 tỷ đồng.