Nỗi lo tiêu rụng trái non

Tuy nhiên, không ít người lại bày tỏ lo lắng, liệu đây có phải là một loại bệnh gây hại phát sinh trên cây hồ tiêu?
Chị Thảo bên những chùm tiêu non bị rụng.
Nhờ chăm sóc tốt, 400 trụ tiêu được ông Tống Kim Chinh (thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) trồng từ năm 2012 giờ đã phủ kín trụ và bước vào mùa cho thu hoạch thứ hai.
Trước đây, khác với hầu hết hộ trồng tiêu khác, ông Chinh quyết định không cắt dây bán mà giữ lại, chỉ cắt tỉa để giữ sức cho tiêu.
Từ đầu mùa mưa đến nay, dù thời tiết không mưa nhiều nhưng các chùm tiêu non đang trong giai đoạn tạo hạt lại thi nhau rụng.
“Lúc tiêu ra hoa, đậu hạt cũng có hiện tượng rụng hoa, rụng hạt non nhưng ít thôi. Đến tầm tháng 6, tháng 7 vừa qua là tiêu rụng mạnh nhất; có cây rụng xanh gốc, nhìn xót lắm”-ông Chinh nói.
Theo ước tính của ông Chinh, vụ này thấy tiêu ra hoa rất đạt nên đầu vụ vợ chồng ông dự kiến sẽ thu được khoảng 1,3 - 1,4 tấn tiêu khô.
Vậy nhưng do tiêu non rụng quá nhiều, bây giờ khả năng sẽ chỉ còn thu được chừng 1 tấn. Xung quanh đây hầu như vườn nào cũng xuất hiện tiêu rụng hạt.
Có hộ tìm mua thuốc về xử lý, song cũng có hộ cứ để mặc chứ không dám tự tiện bơm thuốc.
Tương tự, vườn tiêu của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (cùng ở thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cũng liên tiếp xuất hiện tình trạng hạt tiêu non bị rụng chừng 2 tháng đổ lại đây. Theo lời chị Thảo, vườn tiêu nhà chị năm nay không sai lắm nhưng chẳng hiểu sao vẫn rụng rất nhiều.
“250 trụ tiêu này mỗi năm mình bón khoảng 1 tạ phân hóa học, bơm thuốc phòng bệnh đầy đủ và bón lót thêm phân chuồng. Tiêu xanh và phát triển bình thường nhưng chùm hạt vẫn bị rụng.
Điều lạ là, chùm hạt rụng không có biểu hiện bị thối đen mà vẫn xanh tươi như khi còn ở trên cây”-chị Thảo cho biết.
Năm nay, thời tiết ít mưa nên người trồng tiêu phần nào vơi bớt nỗi lo vì bệnh chết nhanh, chết chậm hoành hành như các năm trước đây.
Tuy vậy, trước tình trạng tiêu non bị rụng xảy ra tại các vườn tiêu, người trồng tiêu tại huyện Ia Grai đang rất lo lắng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, cho biết:
Hiện tại, theo thông tin tại các địa phương báo về chưa ghi nhận diễn biến bất thường tại các vườn tiêu của người dân. Trước tình hình này, chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống điều tra, xác minh lại vấn đề để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.