Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Lo Nhà Nông

Nỗi Lo Nhà Nông
Ngày đăng: 27/12/2013

Bộ lá đòng giữ vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông đến chín. Để giúp bà con bảo vệ tốt bộ lá đòng, bảo vệ năng suất lúa, công ty Syngenta Việt Nam và công ty cổ phần khử trùng Việt Nam VFC tổ chức sự kiện AnVil - NeVo Sức Sống Xanh, Hạt No Sạch Sáng tại xã Liêu Tú, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Sự kiện này có sự tham dự của các nhà khoa học và trên 300 nông dân ở địa phương.

Do ảnh hưởng khối không khí lạnh, hơn 3 tuần nay thời tiết có sự thay đổi đột ngột, trời lạnh, âm u, sáng sớm có sương mù, ban đêm thỉnh thoảng có mưa rào, ẩm độ không khí tăng cao. Nhiều loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, nhất là cây lúa dễ bị suy yếu, điều đáng lưu ý là với nền nhiệt này, rất thuận lợi cho các loại nấm bệnh trên lá, trên bông, trên hạt lúa phát triển.

Tại thời điểm này, Sóc Trăng có trên 5.000 ha lúa bị nhiễm các loại bệnh do nấm và vi khuẩn. Trong đó, đáng chú ý là bệnh đốm vằn vàng lá, lem lép hạt. Nhưng vụ lúa gần đây, bệnh đốm vằn đang có chiều hướng bộc phát trở lại, nhất là vào giai đoạn lúa làm đòng trổ bông đến chín.

Trong khi đó ở các giai đoạn này, bộ lá đòng rất quan trọng, giữ nhiệm vụ giống như một nhà máy sản xuất ra chất đường bột để nuôi cây lúa. Khi nhà máy hoạt động tốt thì sẽ cho ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Do vậy nếu 3 lá trên cùng của lúa được bảo vệ tốt thì sẽ nuôi hạt trên bông vào chắc tốt, năng suất theo đó cũng tăng lên. Còn nếu nấm bệnh xâm nhiễm thì khó có thể đạt năng xuất cao.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Xã Thạnh Thới An – huyện Trần Đề cho biết: Khi lúa ở giai đoạn làm đòng thường bị nấm bệnh gây hại như bệnh đốm vằn và vàng lá ảnh hưởng đến sự phát triển đòng đòng. Tôi lo lắng không biết nên làm sao để bảo vệ tốt cây lúa trong giai đoạn này, đặc biệt làm làm thế nào cho cây luôn chắc khỏe và bộ lá đòng luôn xanh mướt.

Hiện bệnh lem lép hạt đang dẫn đầu về diện tích cũng như tỷ lệ lây nhiễm. Đối với bệnh lem lép hạt chỉ có thể phun ngừa chứ không thể phun trị vì khi bệnh xuất hiện thì lúa đã bị thiệt hại, nên đã có nhiều trà lúa trong tỉnh bị nhiễm bệnh thất thu đến 30 - 40% năng suất.

Riêng lúa đông xuân của huyện Trần Đề đang bước vào giai đọan quan trọng trong chu trình sinh trưởng. Bà con lo ngại trước tình hình dịch hại có xu hướng bộc phát trên diện rộng. Trong khi đó thì chi phí sản xuất tăng cao, nếu không phòng trị có hiệu quả thì khó thu được lợi nhuận trong vụ lúa này.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì chủ động phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Điều nông dân phân vân là biện pháp phòng trừ các lọai bệnh hại này như thế nào để tránh tình trạng phải phối trộn nhiều loại thuốc với nhau, nhưng kết quả đạ được không như mong muốn.

Ông Danh Xương, Thị trấn Lịch Hội Thương - huyện Trần Đề chia sẻ: Những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, bệnh hại trên lúa xuất hiện thường xuyên, đặc biệt tôi thấy bệnh lem lép hạt dễ làm giảm năng suất và chất luông hạt lúa. Tôi rất mong muốn tìm giải pháp nào để quản lý tốt bệnh lem lép hạt và giúp hạt no sạch sáng.

Là những nông dân gắn bó với ruộng đồng, bà con luôn mong có những giải pháp kỹ thuật tốt nhất để ứng dụng vào đồng ruộng, giúp lúa cho đòng to bông nặng, năng suất chất lượng tăng, nhưng giảm chi phí để đạt được lợi nhuận cao nhất. Ông Trần Thành Út, Xã Mỹ Hương - huyện Mỹ Tú cho biết: Nhu cầu của nông dân là muốn học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới vào đồng ruộng trong việc quản lý dịch hại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.

Đó cũng đề tài mang tính thời sự được nông dân thường xuyên trao đổi với nhau để tìm đáp án chung và để chăm sóc, bảo vệ tốt đồng lúa, nông dân huyện Trần Đề đã hăm hở đến dự sự kiện: Anvil-Nevo - Sức Sống Xanh – Hạt No Sạch Sáng do công ty Syngenta Việt Nam và công ty cổ phần khử trùng Việt Nam VFC tổ chức.

Chỉ với chủ đề của sự kiện đã hấp dẫn nhà nông vì lúa Hạt No - Sạch Sáng sẽ cho năng suất chất lượng cao, đó cũng chính là mong muốn của nông dân sau những ngày tháng miệt mài trên đồng ruộng.


Có thể bạn quan tâm

Ớt Mất Mùa, Mất Giá Ớt Mất Mùa, Mất Giá

Chúng tôi về Ninh Thọ, TX Ninh Hòa những ngày này, khi các cánh đồng lúa 1 vụ và những vùng đất chân cao nông dân trồng ớt đã bước vào mùa thu hoạch rộ. Không khí thu hoạch ớt trên ruộng rất khẩn trương, cứ 3 - 4 ngày nông dân lại hái ớt bán cho các vựa.

19/01/2015
Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá Chợ Gạo (Tiền Giang) Gừng Tết Trúng Mùa, Được Giá

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), người dân trồng gừng Tết năm nay trúng mùa, được giá. Toàn huyện có gần 200 ha gừng Tết, được trồng ở các xã: Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và Tân Thuận Bình.

19/01/2015
2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm 2 Sào Đất Thu Nhập 300 Triệu Đồng Mỗi Năm

Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng quy mô, đến nay gia đình anh Thảo đã có trại nấm mèo, bào ngư gần 100 bịch. Anh Thảo cho biết: Trồng nấm dễ, không mất nhiều thời gian, công sức nhưng để duy trì nghề này thì phải biết kỹ thuật, kinh nghiệm và kiên trì, chịu khó.

19/01/2015
Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015