Minh Thanh Phát Triển Kinh Tế Rừng

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..
Toàn xã có trên 2.400 ha rừng, trong đó trên 750 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất. Diện tích rừng trải đều ở 13 trong 14 thôn. Xác định phát triển và bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp ủy, chính quyền xã và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực phát triển trồng rừng, bảo vệ rừng, không vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng... vì vậy, những năm gần đây, trên địa bàn xã không có hiện tượng trồng cây trái phép trên đất lâm nghiệp, hay xảy ra cháy rừng...
Hằng năm, UBND xã đều chỉ đạo kiện toàn Ban phát triển rừng của xã và các thôn. Căn cứ vào kết quả rà soát đất lâm nghiệp, giao chỉ tiêu trồng rừng cho từng thôn; xây dựng phương án chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR); kiểm tra hoạt động của các tổ PCCCR ở các thôn.
Anh Hoàng Văn Trưởng, Phó trưởng thôn Đồng Đon, thành viên tổ PCCCR của thôn cho biết, thôn có 46 ha rừng, trong đó có 17,9 ha rừng sản xuất. Nhiều năm nay, thôn đều duy trì hoạt động của tổ PCCCR, với gần 10 thành viên, có tổ trưởng, tổ phó. Hằng năm, tổ được cấp phát một số dụng cụ cần thiết cho công tác PCCCR như dao, câu liêm, giầy…
Các thành viên trong tổ còn phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể thôn vận động bà con thực hiện trồng rừng đúng kế hoạch. Năm 2014, thôn được giao trồng mới 4 ha rừng, đến nay đã hoàn thành 100% kế hoạch.
Năm 2012, UBND xã đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Trào vận động nhân dân trồng mới 91 ha rừng. Hằng năm, công tác trồng rừng đều được chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ, các hộ có diện tích trồng rừng mới đều được tuyên truyền, vận động trồng hoàn thành kế hoạch.
Năm 2014, theo kế hoạch toàn xã trồng mới 81 ha rừng, đến giữa tháng 7 đã thực hiện được trên 81% kế hoạch. Do thời gian đầu vụ nắng nóng kéo dài đã gây ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng, hiện nay thời tiết đang thuận lợi, bà con đã tập trung trồng rừng, phấn đấu hoàn thành trước 30-7.
Trên địa bàn xã có nhiều hộ trồng rừng lâu năm, gắn bó với rừng, luôn thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Từ kinh tế rừng đã mang nguồn thu khá cho các hộ, giúp nhân dân ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo. Gia đình ông Đỗ Văn Khan, thôn Đồng Đon có hơn 3 ha rừng đã trồng từ nhiều năm nay.
Năm 2013, gia đình ông khai thác 3 ha, thu được 140 triệu đồng. Ngay sau khai thác, ông đã trồng mới 3 ha rừng, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần giữ gìn môi trường sống trong lành.
Theo UBND xã Minh Thanh, cùng với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng rừng đạt kế hoạch năm 2014, xã vẫn đang tiếp tục rà soát diện tích đất lâm nghiệp để chủ động xây dựng kế hoạch trồng rừng năm 2015. Hiện nay, hầu hết diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đều đã được cấp sổ bìa đỏ, đây không chỉ là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện nghiêm công tác trồng và bảo vệ rừng, mà còn giúp người dân yên tâm phát triển kinh tế rừng hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (KT-BVNLTS) đã triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển trong mùa mưa bão. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch phòng chống và giảm thiệt hại do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chi cục KT-BVNLTS.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi trồng thủy sản mẫn cảm với bệnh, đề phòng phát sinh những ổ dịch mới và tái phát những ổ dịch cũ trên phạm vi toàn tỉnh.