Nở Sớm, Giá Đào Nhật Tân Giảm Mạnh

Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào Nhật Tân nở rộ, người trồng đào chấp nhận bán đào với giá rẻ hơn so với mọi năm.
Làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào và là đầu mối cung cấp đào số lượng lớn cho khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Còn khoảng nửa tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng đào Nhật Tân đã nở bung, tình hình mua bán lại ảm đạm khiến giá đào những ngày qua liên tục giảm. Điều này khiến người trồng đào luôn thấp thỏm với nỗi lo khi Tết đến gần.
Các năm trước, giá đào cành thường dao động từ 300.000 – 500.000 đồng, những cành to, đẹp có thể bán được 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Đào cây bán cũng rất được giá. Những cây gốc to, thế đẹp, nếu ưng ý, khách hàng sẵn sàng trả giá lên tới chục triệu đồng.
Trái ngược lại, giá đào năm nay giảm mạnh. Các chủ vườn phải bán tháo các cành đã nở, loại rẻ từ 20.000 – 50.000 đồng/cành, giá cao cũng chỉ được 100.000 – 200.000 đồng/cành. Đào cây gốc Nhật Tân, thế đẹp, giá chỉ còn vài triệu đồng cũng không có người mua.
Ông Vũ Văn Vinh, 52 tuổi, người có kinh nghiệm 25 năm trồng đào ở Nhật Tân cho biết: “Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào nở quá sớm. Tôi phải “chữa cháy” bằng cách cắt dăm rồi đem bán tại các chợ. Nếu cách đây gần một tháng, một cây đào cắt dăm bán được khoảng 1.000.000 đồng thì thời điểm hiện tại chỉ bán được 200.000 đồng”.
Cùng nỗi lo ấy, ông Phạm Thắng, 43 tuổi, chủ một vườn đào chia sẻ: “Tiền phân, thuốc cùng với công sức chăm sóc cả năm mà bây giờ giá đào giảm liên tục khiến tôi vô cùng chán nản. Tôi phải cố gắng cắt, sửa các cây còn nhiều nụ với hy vọng giáp Tết bán được giá cao, mong thu lại được chút vốn”.
Tình trạng đào nở sớm hàng loạt khiến người trồng đào vô cùng lo lắng. Các chủ vườn đều hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ hơn để từ nay đến Tết nguyên đán giá đào sẽ ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế biển được xác định là mũi nhọn vô cùng quan trọng đối với Cà Mau. Thế nhưng, với một lượng lớn tàu công suất nhỏ đang ngày đêm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản ven bờ thì vấn đề phát triển bền vững vẫn là bài toán chưa có giải đáp hợp lý. Chuyển đổi ngành nghề nhằm giảm áp lực cho khu vực tái sinh ven biển đang cần thiết và cấp bách để tiến tới mục tiêu giàu lên từ biển.
Phát huy lợi thế là địa phương đầu nguồn, nhiều năm qua, người dân TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phát triển mạnh nghề nuôi cá bè trên sông đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho sự phát triển kinh tế hộ và đóng góp vào tỉ trọng phát triển của kinh tế thị xã.

Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.
Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… chỉ khoảng 50 triệu đồng

Nhằm nắm sát tình hình thực tiễn, tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo điều hành, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngày 11/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Đến dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng.