Xuất khẩu 24 nghìn tấn vải thiều qua các cửa khẩu Lào Cai

Hiện, đang là cuối vụ thu hoạch vải thiều, theo đại diện Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai với lượng xuất khẩu vải thiều từ đầu vụ đến nay, sản lượng vải xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai sang thị trường Trung Quốc trong năm 2015 ước tính chỉ bằng khoảng 65% năm 2014 do năng suất quả vải đạt thấp, thị trường tiêu thụ trong nước và một số nước khác tăng lên.
Sản lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị mặt hàng khá ổn định do hàng chính ngạch chiếm tỷ lệ cao (trung bình khoảng 11.000 đồng – 13.000 đồng/kg), cùng với đó, các lô hàng xuất khẩu khá thuận lợi, không có cảnh ùn tắc tại cửa khẩu như những năm trước.
Việc phân phối, điều tiết nguồn hàng cũng được các doanh nghiệp coi trọng trong vụ xuất khẩu vải thiều năm 2015. Ngày đạt sản lượng cao nhất là 1.160 tấn, hoạt động xuất khẩu vải thiều đều đặn từ ngày 13/5 đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.

Từ một nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên ruộng nương, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay ông Nguyễn Công Khanh đã trở thành một “ông chủ” trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ đang lo ngại đợt sâu cuốn lá mới tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mùa.

Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.