Nở Sớm, Giá Đào Nhật Tân Giảm Mạnh

Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào Nhật Tân nở rộ, người trồng đào chấp nhận bán đào với giá rẻ hơn so với mọi năm.
Làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào và là đầu mối cung cấp đào số lượng lớn cho khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Còn khoảng nửa tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng đào Nhật Tân đã nở bung, tình hình mua bán lại ảm đạm khiến giá đào những ngày qua liên tục giảm. Điều này khiến người trồng đào luôn thấp thỏm với nỗi lo khi Tết đến gần.
Các năm trước, giá đào cành thường dao động từ 300.000 – 500.000 đồng, những cành to, đẹp có thể bán được 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Đào cây bán cũng rất được giá. Những cây gốc to, thế đẹp, nếu ưng ý, khách hàng sẵn sàng trả giá lên tới chục triệu đồng.
Trái ngược lại, giá đào năm nay giảm mạnh. Các chủ vườn phải bán tháo các cành đã nở, loại rẻ từ 20.000 – 50.000 đồng/cành, giá cao cũng chỉ được 100.000 – 200.000 đồng/cành. Đào cây gốc Nhật Tân, thế đẹp, giá chỉ còn vài triệu đồng cũng không có người mua.
Ông Vũ Văn Vinh, 52 tuổi, người có kinh nghiệm 25 năm trồng đào ở Nhật Tân cho biết: “Do năm nay nhuận một tháng cùng với thời tiết nắng ấm khiến đào nở quá sớm. Tôi phải “chữa cháy” bằng cách cắt dăm rồi đem bán tại các chợ. Nếu cách đây gần một tháng, một cây đào cắt dăm bán được khoảng 1.000.000 đồng thì thời điểm hiện tại chỉ bán được 200.000 đồng”.
Cùng nỗi lo ấy, ông Phạm Thắng, 43 tuổi, chủ một vườn đào chia sẻ: “Tiền phân, thuốc cùng với công sức chăm sóc cả năm mà bây giờ giá đào giảm liên tục khiến tôi vô cùng chán nản. Tôi phải cố gắng cắt, sửa các cây còn nhiều nụ với hy vọng giáp Tết bán được giá cao, mong thu lại được chút vốn”.
Tình trạng đào nở sớm hàng loạt khiến người trồng đào vô cùng lo lắng. Các chủ vườn đều hy vọng thời tiết sẽ ủng hộ hơn để từ nay đến Tết nguyên đán giá đào sẽ ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 17-11, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức công bố các phán quyết cuối cùng của Ban hội thẩm (Panel) đối với các khiếu kiện của Việt Nam liên quan đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam (vụ kiện tôm DS/429).

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.