Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗ Lực Chống Hạn

Nỗ Lực Chống Hạn
Ngày đăng: 19/03/2014

Thời điểm này, ngành nông nghiệp Đại Lộc đang ra sức chống hạn để cứu lúa đông xuân.

Cả huyện Đại Lộc có 5 hồ chứa và 9 đập dâng nhỏ cấp nước tưới cho 453,2ha lúa. Hiện tại, các công trình hồ chứa cơ bản vẫn đủ nước cho mùa vụ, riêng một số hồ đập như Chấn Sơn (Đại Hưng) và Cây Xoay (Đại Hồng) không đủ khả năng giải quyết nước tưới đến cuối vụ.

Bên cạnh đó, bàu Ông, bàu Thạch Bộ, bàu Sấu, bàu Đá là nguồn cung cấp nước tưới cho 664,94ha lúa thì nay, nước trong các bàu chỉ còn 50 - 60% dung tích so với vụ đông xuân 2012-2013.

Theo dự kiến, lượng nước trong các bàu không đủ cấp nước cho cả vụ đông xuân này và có khả năng thiếu 1 - 2 lứa nước thời kỳ cuối vụ. Tại sông Côn, Vu Gia, mực nước xuống rất thấp và sự biến đổi dòng chảy tại một số đoạn sông đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khâu vận hành của các trạm bơm trên sông.

Trạm bơm Lâm Phụng, Cầu Phao (Đại Đồng) rất khó lấy nước bởi bể hút nằm trong bãi bồi cát, dòng sông chuyển xa bể hút từ 50 - 100m khiến nhiều trạm bơm ven sông bị “treo nước”. Một số trạm bơm điện chủ yếu dẫn nước từ bàu, hồ, đập gần như “đắp chiếu” nếu không sớm khắc phục và tạo nguồn nước.

Theo ông Lê Khắc Bảy - cán bộ phụ trách thủy lợi, Phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, cả huyện có 51 trạm bơm lớn nhỏ đều nằm trên hệ thống sông Vu Gia, sông Côn. Phần lớn các trạm bơm nằm trên hệ thống sông bị bồi lấp, sạt lở nặng, địa phương đã chỉ đạo ngành thủy lợi, các hợp tác xã (HTX) tăng cường nạo vét ống dẫn, kênh dẫn, bể hút để dẫn nước vào. Ngay cả việc nạo vét cũng gặp khó khăn. Nhiều trạm bơm dã chiến phải hoạt động hết công suất để dẫn nước từ sông vào kênh, trải qua nhiều công đoạn vận hành mới có thể đưa nước vào đồng ruộng.

“Địa phương đã chỉ đạo các HTX nạo vét các bể hút, đối với những trạm bơm có bể hút cao, phải nối dài ống hút trạm bơm để dẫn nước. Dùng cọc tre đóng cừ, chắn nước các sông dâng cao cột nước để đảm bảo trạm bơm hoạt động. Đồng thời ngành nông nghiệp cũng đã có công văn đề nghị các nhà máy thủy điện xả nước đủ để các trạm bơm hoạt động” - ông Lê Khắc Bảy nói.

Cũng theo ông Bảy, trước tình trạng suy kiệt nguồn tưới, một số khu vực phải áp dụng biện pháp tưới giữ ẩm cho đồng ruộng tới cuối vụ. Chẳng hạn hồ Chấn Sơn (Đại Hưng) tưới cho 13ha thì nay chỉ có khả năng tưới cho 10ha, 3ha còn lại phải dùng nước tiêu từ các ao hồ nhỏ để tưới giữ ẩm. “Trường hợp nguồn quá cạn kiệt, sẽ phải khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ tưới giữ ẩm để cứu lúa” - ông Bảy nói.

Ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT cho biết, huyện đã chỉ đạo các địa phương dùng kinh phí dự phòng và nguồn kinh phí tự có của các HTX để tập trung chống hạn. Trên cơ sở phương án chống hạn của các địa phương, phòng sẽ tham mưu huyện có văn bản xin nguồn để hỗ trợ lại các địa phương một cách hợp lý.

Còn theo ông Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc: “Vụ này, ngành nông nghiệp huyện bằng mọi phương án phải đảm bảo nước tưới cho đồng ruộng, nhưng công tác chống hạn ở vụ hè thu sẽ gặp khó khăn. Kinh phí chống hạn rất lớn, bên cạnh nỗ lực của huyện rất cần có sự hỗ trợ, quan tâm từ phía tỉnh”.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình nuôi chim cút Làm giàu từ mô hình nuôi chim cút

Phát huy tiềm năng lợi thế địa phương, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân ở thôn Long Giang, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà đã lựa chọn đối tượng nuôi là chim cút để phát triển kinh tế gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

29/06/2015
Phần lớn các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải Phần lớn các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có có khoảng 620 cơ sở chăn nuôi heo quy mô từ 50 con trở lên, trong đó 39 cơ sở có quy mô trên 1.000 con; 83 cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, cút) quy mô từ 1.000 con trở lên. Các cơ sở này phần lớn tập trung tại các huyện như Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành và Đất Đỏ.

29/06/2015
Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống

Hơn 2 tháng thu hoạch vụ lúa đông - xuân, nhưng đến nay vẫn còn hơn 300 tấn lúa giống thảo dược ở huyện Duy Xuyên chưa tiêu thụ được.

29/06/2015
Nông dân Anh Sơn cứu chè sau mưa Nông dân Anh Sơn cứu chè sau mưa

Sau đợt nắng nóng gay gắt, liên tiếp trong các ngày qua trên địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã xuất hiện mưa lớn trên diện rộng. Những cơn mưa vàng này đã giúp cho hàng trăm hecta chè tránh bị chết khô do hạn, đồng thời bổ sung thêm lượng nước tưới giúp cho nhiều diện tích chè cháy được hồi xanh.

29/06/2015
Kiểm soát bệnh chết nhanh trên cây tiêu Kiểm soát bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Bệnh “chết nhanh” hay còn gọi với tên bệnh thối gốc - chết dây là bệnh hại phổ biến trên cây hồ tiêu mà đến nay chưa có giải pháp xử lý triệt để. Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra, không để bệnh lây lan trên diện rộng, nhất là vào mùa mưa.

29/06/2015