Ninh Thuận Trồng Trôm Cho Thu Nhập Cao

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.
Mỗi ngày, anh thu 10- 15 kg mủ trôm tươi bán cho chủ vựa thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Gia đình anh có thu nhập mỗi ngày 500- 700 ngàn đồng từ 2 sào đất trồng cây trôm.
Trao đổi với người chủ vườn trôm bên sông Dinh, Lê Ngọc Anh cho biết trước đây anh trồng nho, trồng táo trên diện tích hai sào cho thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình. Do tuổi ngày càng cao không đủ sức mang bình bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh cây táo nên anh chuyển qua trồng trôm.
Qua tìm hiểu các loài cây trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2011, anh quyết định mua 400 cây giống trôm về trồng xen trong vườn táo. Khi cây trôm hơn một năm tuổi, anh phá vườn táo đã già cỗi cho trôm vượt lên. Sau hơn hai năm trồng chăm sóc chu đáo, gốc trôm có đường kính 15- 20 cm, thân cao 3-4 mét. Anh bắt đầu thu hoạch mủ trôm từ đầu tháng 2 tới nay, tạo việc làm thường xuyên cho gia đình có bốn lao động.
”Tui mới đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng nhà nuôi yến. Gia đình phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trôm - yến phù hợp với sức khỏe người cao tuổi”, chỉ tay lên nhà yến mới xây dựng bên vườn trôm, anh Lê Ngọc Anh nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.

Hội nông dân (ND) tỉnh vừa trao 1.000 hom giống thanh long ruột đỏ Long Định L1-H14 trị giá 15 triệu đồng cho 6 hộ hội viên thôn Lò Vôi, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.