Ninh Thuận tiếp tục nhân giống bò tót lai

Dự án lai tạo bò tót thế hệ F2 vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) phê duyệt với kinh phí 13 tỉ đồng, sau khi đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò tót lai F1” được 2 sở KH-CN Ninh Thuận và Lâm Đồng cùng Vườn Quốc gia Phước Bình thực hiện thành công.
Trang trại bò tót tại Vườn Quốc gia Phước Bình đang thuần dưỡng 10 con bò tót lai F1, tuổi từ 2 - 4 năm, trọng lượng 300 - 400 kg/con, nặng gấp đôi bò nhà và đang tăng trưởng tốt.
Năm 2008, một con đực trong đàn bò tót gần 30 con cư trú ở các cánh rừng của 2 huyện miền núi Ninh Sơn, Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) bỗng nhiên tách bầy, lang thang xuống rừng thuộc Tiểu khu 20 của Vườn Quốc gia Phước Bình. Sau đó vài tháng, con bò tót này đã phối với bò cái chăn thả của người dân địa phương để cho ra đời những con bò tót lai đầu tiên.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các cơ quan chức năng đang đôn đáo tìm giải pháp tiêu thụ khi vải thu hoạch rộ thì trên thị trường lặp lại nghịch cảnh giá quả đầu vụ đắt đỏ dù chưa ngon.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.
Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.