Ninh Thuận cần đầu ra cho sản phẩm nho VietGap

Tham gia mô hình, các hộ nông dân thành viên được tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng nho an toàn, hỗ trợ giống nho gốc ghép Couclerc 1613 và giống nho đỏ Redcardinal, hướng dẫn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và quy trình kiểm định sản phẩm trước khi thu hoạch.
Ông Nguyễn Chí Hùng, Trưởng nhóm 3 trồng nho sạch cho biết: “Mặc dù, quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap rất nghiêm ngặt, nhưng qua vụ sản xuất đầu tiên cho thấy quy trình trồng nho VietGap này không khó làm. Theo đó, nhiều hộ trồng nho trong thôn cũng đang học hỏi cách làm này.
Trong quá trình tham gia, các thành viên được hướng dẫn về thực hiện ghi chép cho từng thời điểm như: bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Qua đó, giúp cho nông dân hình thành được quy trình sản xuất ở tất cả các khâu, từ chuẩn bị làm đất đến bảo quản sau thu hoạch theo 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường và truy nguyên nguồn gốc.
Như vậy, trái nho khi đưa đi tiêu thụ sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng hơn”.
Qua các vụ sản xuất cho thấy, hầu hết các hộ đã áp dụng đúng quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bởi tiết kiệm được chi phí, hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thân thiện với môi trường, cây nho cũng ít sâu bệnh hơn và nho đạt năng suất cao.
Anh Nguyễn Văn Điệp, một hộ tham gia mô hình chia sẻ: “Hiện 2 sào nho của gia đình đang được áp dụng theo mô hình VietGap cho hiệu quả hơn nhiều, chất lượng trái to và nặng hơn, năng suất đạt khoảng 2 tấn/sào, tăng 20% so với cách trồng nho truyền thống.
Tuy nhiên, hiện tại, các hộ tham gia mô hình này vẫn chưa được kết nối với các đầu mối thu mua nho sạch, mà tự bán sản phẩm thông qua thương lái trên địa bàn, với giá ngang bằng với giá nho ngoài mô hình, tùy kích cỡ và mẫu mã. Chính điều này đã làm ảnh hưởng lợi nhuận của các hộ làm nho theo tiêu chuẩn VietGap.
Ông Thiên Sanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Nam cho biết: Để gỡ khó cho bà con, địa phương đang phối hợp với các cấp, ngành tìm doanh nghiệp thu mua sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, để nông dân gắn bó với mô hình nho VietGap nêu trên.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, từ nay đến cuối năm 2016 Sở làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã: Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước (huyện Bình Đại) để phục vụ cho khoảng 1.500 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường NK vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm nay, do Thái Lan và một số nguồn cung khác vẫn chưa phục hồi bởi dịch bệnh EMS, cộng với việc các doanh nghiệp bị đơn không bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG) theo kết quả cuối của POR7, XK tôm Việt Nam sang Mỹ trở nên rất thuận lợi.

Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động SX, chăn nuôi của trang trại chủ yếu là do quá trình dọn dẹp vệ sinh chuồng trại và bài tiết của động vật nuôi gồm phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, mỗi ngày có khoảng 100 m3 nước thải, trong những ngày có nhiệt độ cao nhất, sử dụng nước nhiều nhất.

Năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành mía đường, Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) đã gặp phải nhiều trắc trở trong kinh doanh, dẫn tới nợ nần nông dân khoản tiền lớn.