Ninh Bình Trình Diễn Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Hồng Thương Phẩm

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.
Mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” được thực hiện từ đầu năm 2014 với quy mô 2 hộ trên diện tích 1,1 ha với số lượng con giống thả nuôi là 16.500 con. Thời gian thả giống là cuối tháng 4, kích cỡ giống 2 - 3 cm, mật độ thả 1,5 con/m2.
Kết quả theo dõi sau 6 tháng nuôi, cá sinh trưởng, phát triển tốt, chưa phát hiện dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng trung bình từ 723 - 727 g/con; tỷ lệ sống cao từ 72 - 73%. Ước tính năng suất đạt khoảng 9,3 tấn, với giá bán 48 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình có thể thu lãi trên 112 triệu đồng.
Tại buổi hội thảo, các hộ dân đã được 2 chủ hộ tham gia mô hình và các cán bộ kỹ thuật của Chi cục thủy sản chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đặc điểm sinh học cũng như kỹ thuật nuôi cá rô phi hồng từ khâu chuẩn bị ao nuôi, lựa chọn, thả giống đến việc chăm sóc, quản lý, theo dõi tăng trưởng và phòng trị bệnh.
Mô hình thành công đến thời điểm hiện tại cho thấy sự thích nghi của cá rô phi hồng tại vùng bãi bồi Kim Sơn. Nếu mô hình được triển khai rộng rãi sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trong vùng, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã chuyển đổi trên 142ha vườn tạp.

Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên gần cả nghìn ha.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nhu cầu tưới nước phục vụ cho 202.166 ha cây trồng, trong đó có cà phê, ở các tỉnh Tây Nguyên rất cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.