Ninh Bình Trình Diễn Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Hồng Thương Phẩm

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.
Mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” được thực hiện từ đầu năm 2014 với quy mô 2 hộ trên diện tích 1,1 ha với số lượng con giống thả nuôi là 16.500 con. Thời gian thả giống là cuối tháng 4, kích cỡ giống 2 - 3 cm, mật độ thả 1,5 con/m2.
Kết quả theo dõi sau 6 tháng nuôi, cá sinh trưởng, phát triển tốt, chưa phát hiện dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng trung bình từ 723 - 727 g/con; tỷ lệ sống cao từ 72 - 73%. Ước tính năng suất đạt khoảng 9,3 tấn, với giá bán 48 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình có thể thu lãi trên 112 triệu đồng.
Tại buổi hội thảo, các hộ dân đã được 2 chủ hộ tham gia mô hình và các cán bộ kỹ thuật của Chi cục thủy sản chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đặc điểm sinh học cũng như kỹ thuật nuôi cá rô phi hồng từ khâu chuẩn bị ao nuôi, lựa chọn, thả giống đến việc chăm sóc, quản lý, theo dõi tăng trưởng và phòng trị bệnh.
Mô hình thành công đến thời điểm hiện tại cho thấy sự thích nghi của cá rô phi hồng tại vùng bãi bồi Kim Sơn. Nếu mô hình được triển khai rộng rãi sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trong vùng, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ. Dự báo tổng xuất khẩu tôm Việt Nam trong 6 tháng cuối năm đạt trên 1,9 tỷ USD, còn cả năm ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Những năm gần đây, phong trào nuôi yến ở Bình Định phát triển mạnh mẽ, hiện có khoảng 100 cơ sở nuôi, khai thác yến. Đi liền đó, các cơ sở mua bán, kinh doanh mặt hàng này cũng nở rộ.

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh, HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.