Ninh Bình hỗ trợ 120 nghìn con cá giống cho mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

Dự án được triển khai tại huyện Nho Quan và Gia Viễn - 2 địa phương tiêu biểu về phong trào chuyển đổi trong nuôi trồng thuỷ sản lúa - cá với nhiều vùng sản xuất tập trung.
Quy mô dự án là 7 ha với số lượng cá giống là 120 nghìn con chủ yếu là các loại cá chép, cá trắm cỏ, cá rô hu, mrigal. Các hộ sẽ được hỗ trợ giống và thức ăn công nghiệp cho cá.
Sau khi thả cá giống, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thuỷ sản cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn các hộ nuôi chăm sóc, quản lý ruộng nuôi và các biện pháp trị bệnh cho cá; theo dõi, ghi chép nhật ký.
Việc triển khai dự án sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động liên kết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thay đổi thói quen canh tác chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh; tăng năng suất, tăng giá trị kinh tế/1ha canh tác. Đây là tiền để để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 16/2, cả nước có 10 tỉnh: Quảng Ngãi, Nam Định, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An, Đắc Lắc, Phú Yên và Lào Cai có dịch cúm gia cầm.

Hơn tháng qua, nông dân ở các xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên), Hòa An (Phú Hòa, Phú Yên) phải nhiều đêm thức trắng để ra đồng diệt chuột. Nhờ vậy, tình trạng chuột cắn phá lúa đã phần nào được ngăn chặn.

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay giá ớt tăng mạnh, bán tại vườn gần 30.000 đ/kg, anh thu nhập trên 550 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 375 triệu. Hiện vườn ớt vẫn đang ra quả và tiếp tục cho thu hoạch đến hết tháng 3/2014.

Nhìn rẫy màu tốn bao công sức chăm sóc mà anh Liêu Quang ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thấy xót ruột, vì 1 kg bắp cải de chỉ bán được 1.000 đồng, tính ra mỗi ký lỗ gần 2.000 đồng.

Do sản lượng tăng mạnh, đầu ra không ổn định nên dịp này người trồng rau ở Bắc Giang lỗ nặng. Một số hộ đã phá bỏ hoặc tận dụng rau làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.