Ninh Bình hỗ trợ 120 nghìn con cá giống cho mô hình chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

Dự án được triển khai tại huyện Nho Quan và Gia Viễn - 2 địa phương tiêu biểu về phong trào chuyển đổi trong nuôi trồng thuỷ sản lúa - cá với nhiều vùng sản xuất tập trung.
Quy mô dự án là 7 ha với số lượng cá giống là 120 nghìn con chủ yếu là các loại cá chép, cá trắm cỏ, cá rô hu, mrigal. Các hộ sẽ được hỗ trợ giống và thức ăn công nghiệp cho cá.
Sau khi thả cá giống, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thuỷ sản cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn các hộ nuôi chăm sóc, quản lý ruộng nuôi và các biện pháp trị bệnh cho cá; theo dõi, ghi chép nhật ký.
Việc triển khai dự án sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động liên kết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thay đổi thói quen canh tác chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh; tăng năng suất, tăng giá trị kinh tế/1ha canh tác. Đây là tiền để để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, mô hình trồng chanh đào ở xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên) cho sản lượng và giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với gieo cấy lúa.

Xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hiện có hơn 650 hộ trồng bưởi với gần 400 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 310 ha.

Thời điểm hiện nay, nông dân trồng cây ăn trái trong tỉnh Đồng Nai, như: bưởi, xoài, mãng cầu... đang tập trung cho vụ sản xuất để thu hoạch trái cây vào đúng vụ Tết Nguyên đán 2016.

Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) đã bán cho Công ty TNHH KTC ở TP.Hà Nội với số lượng 10 tấn xoài cát chu Cao Lãnh để Công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở Chiềng Ban có nhiều ưu điểm phòng chống sương muối gây hại cho cà phê, tăng năng suất, đồng thời, tận dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới ẩm giúp giảm chi phí, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.