Ninh Bình Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Gà Ri Lai Chọi Thả Vườn

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi gà thả vườn được triển khai tại xã Thạch Bình (huyện Nho Quan).
Mô hình nuôi gà ri lai chọi thả vườn được Hội Nông dân tỉnh triển khai và đã chọn 2 hộ ở xã Thạch Bình thực hiện thí điểm, với quy mô 800 con. Để mô hình đạt hiệu quả cao, Hội đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ nông dân có nhu cầu tiếp thu KHKT nuôi gà; chọn mua giống gà sạch bệnh 1 ngày tuổi, sinh trưởng tốt và đúng nguồn giống an toàn dịch bệnh.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm và tuân thủ đúng quy trình nuôi, kỹ thuật phòng dịch do vậy tỷ lệ sống cao. Sau gần 3 tháng nuôi thả trọng lượng bình quân mỗi con đạt 2,2kg. Chi phí nuôi 621 con hết 116 triệu đồng, giá bán thời điểm hiện tại 90.000đ/kg gà hơi, sau khi trừ chi phí người nuôi còn lãi trên 58 triệu đồng.
Có thể khẳng định, Mô hình nuôi gà thả vườn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của nông dân, góp phần tăng thu nhập tạo điều kiện cho người chăn nuôi áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất, là bước đi đúng khuyến khích người chăn nuôi theo hướng chăn nuôi hàng hóa tạo vùng nguyên liệu cho việc giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đây là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập góp phần giảm nghèo vươn lên làm giàu cho người dân vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.

Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.

Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Năm 2013, bí xanh được mùa, giá cao, lãi nhiều, điều này khiến nông dân nhiều nơi ở Hòa Bình đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2014, nhiều hộ gia đình lại “đỏ mắt” vì năng suất và giá đều giảm.

Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.