Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nín Thở Trồng Khoai Lang Xuất Khẩu

Nín Thở Trồng Khoai Lang Xuất Khẩu
Ngày đăng: 10/04/2014

Thời gian gần đây phong trào trồng khoai lang xuất khẩu phát triển rầm rộ ở các tỉnh ĐBSCL, giúp nhiều hộ làm giàu, nhưng cũng có hộ thua lỗ bởi giá cả bấp bênh. Vấn đề đặt ra là tìm mô hình phát triển bền vững nghề trồng khoai lang xuất khẩu…

Hiệu quả

Với 10.000ha khoai lang mỗi năm, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) là nơi có diện tích khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL. Những ngày này đi dọc các xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Đông, Thành Trung… đâu đâu cũng thấy cánh đồng khoai lang bạt ngàn ngút tầm mắt.

Ông Tư Bi (Khúc Văn Bi), ở ấp Hưng Thành, xã Tân Hưng khoe: “Mới tháng rồi tôi thu hoạch 15 công khoai lang tím Nhật, đạt năng suất tới 50 tạ/công, bán giá 860.000 đồng/tạ; trừ hết các khoản chi phí còn lời hơn 450 triệu đồng, mức lợi nhuận khá lớn đối với người dân nông thôn”.

Theo ông Tư Bi, nếu trồng lúa vụ đông xuân được mùa, được giá thì lợi nhuận cũng chỉ 2 - 3 triệu đồng/công; trong khi khoai lang đạt lợi nhuận tới 30 triệu đồng/công, cao gấp nhiều lần so với lúa. “Để đạt hiệu quả cao, tôi phải tìm hướng đi riêng bằng cách chăm sóc đúng tháng để khoai đạt củ lớn và chọn thời điểm thu hoạch lúc khan hàng nhằm bán được giá cao” - ông Tư Bi tiết lộ.

Ông Huỳnh Văn Quân, Phó Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân quả quyết: “Nhờ khoai lang xuất khẩu, nhiều hộ ở vùng nông thôn Bình Tân từ khó khăn đã vươn lên khá giả. Chỉ cần giá khoai lang xuất khẩu từ 800.000 đã đồng/tạ thì nông dân xứ này sống khỏe”.

Nỗi lo thị trường

Có thể nói, nghề trồng khoai lang xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều nơi ở ĐBSCL đua nhau mở rộng diện tích. Song, vấn đề lo ngại là chi phí đầu tư cho khoai lang rất cao, từ 6 - 8 triệu đồng/công; trong khi giá cả lên xuống thất thường nên vừa làm vừa “nín thở”, bởi không có doanh nghiệp nào bao tiêu sản phẩm lâu dài. Cái khó hiện nay là đầu ra của khoai lang xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.

Những lúc thị trường này hút hàng thì giá tăng cao, ngược lại giá lập tức giảm. “Vấn đề là việc mua bán giữa thương lái Việt Nam với thương lái Trung Quốc chủ yếu là “buôn chuyến” ngắn hạn, chứ chưa có sự ký kết hay hợp đồng dài hạn.

Vì vậy, việc xuất khẩu khoai lang vào thị trường này luôn bị đọng” - ông Sơn Văn Luận, Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, cho biết.

Theo ông Lê Văn Thuận, Chủ tịch UBND huyện Bình Tân (Vĩnh Long), phát triển khoai lang xuất khẩu là thế mạnh và chiến lược của huyện. Thời gian qua huyện đã đầu tư lớn về đê bao, thủy lợi, hạ tầng giao thông… cho vùng trồng khoai lang, đồng thời xây dựng xong thương hiệu “Khoai lang Bình Tân” vào năm 2013.

Cái khó lúc này là vẫn chưa có doanh nghiệp nào đủ mạnh để đứng ra hợp tác với nông dân xây dựng vùng trồng khoai thành “cánh đồng liên kết”, đưa nghề trồng khoai lang xuất khẩu vào hoạt động bài bản, có sự quản lý chặt về diện tích, sản lượng, chất lượng, thời vụ thu hoạch…

Nếu doanh nghiệp ký kết được hợp đồng xuất khẩu với đối tác Trung Quốc và các nước khác, thì sẽ giải quyết được nỗi lo bấp bênh đầu ra hiện nay và nông dân cũng không bị thương lái ép giá.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) Phát Huy Lợi Thế Nuôi Trồng Thủy Sản

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

26/07/2014
Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao Người Dân Can Hồ Nặng Lòng Với Chè Cây Cao

Hơn 13 năm qua, kể từ ngày chè cây cao được đưa vào trồng trên nương ngô, nương sắn cũng là chừng ấy năm, các hộ gia đình ở Can Hồ bỏ công chăm sóc, làm hàng rào bảo vệ cẩn thận, mặc dù nguồn thu từ cây chè chẳng đáng là bao. Chè búp tươi sau khi thu hái, sơ chế chỉ bán cho người dân bản Thèn Pả xã Huổi Lèng sử dụng.

05/08/2014
Chăm Sóc Lúa Mùa Ở Điện Biên Đông Chăm Sóc Lúa Mùa Ở Điện Biên Đông

Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.

05/08/2014
Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

26/07/2014
Phát Triển Thủy Sản Trong Mùa Mưa Phát Triển Thủy Sản Trong Mùa Mưa

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

05/08/2014