Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía

Kết thúc vụ ép 2014 - 2015, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng các nhà máy mía đường vẫn mạnh dạn đầu tư và kỳ vọng vào một mùa mía mới. Ông Nguyễn Xuân Tiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, cho biết: Vụ mía 2015 - 2016, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa duy trì chính sách đầu tư như những năm trước với mức 35 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, trong vụ này, công ty hỗ trợ 10 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích mía trên 3ha có nhu cầu thuê đất mở rộng diện tích trồng mía. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cước vận chuyển mía giống đến tận ruộng cho các hộ nông dân. Theo kế hoạch, vụ ép tới công ty sẽ trồng 1.500ha mía mới; đến nay về cơ bản các hộ dân đã hoàn tất diện tích này để đảm bảo vùng nguyên liệu của nhà máy.
Trong niên vụ 2015 - 2016, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cũng duy trì các chính sách đầu tư cho các hộ dân trồng mía trong vùng nguyên liệu của công ty. Bên cạnh đó, vụ mía này đơn vị còn hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha cho những hộ trồng mới diện tích mía. Doanh nghiệp cũng khuyến khích các hộ nông dân mở rộng diện tích sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất bằng các hình thức cho vay vốn ưu đãi để trang bị máy móc, thiết bị trong trồng trọt, sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mía…
Về phía doanh nghiệp, Nhà máy đường KCP đang triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy tại Sơn Hòa lên 10.000 tấn/ngày, nhà máy tại Đồng Xuân lên 5.000 tấn/ngày từ niên vụ 2017 - 2018 nhằm rút ngắn thời gian ép mía từ 5 tháng xuống còn 3 tháng để tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu theo chiều sâu, giúp nông dân cải tạo đồng mía theo hướng cánh đồng mẫu lớn; đưa cơ giới hóa vào sản xuất; điều chỉnh lịch thời vụ để cây mía khi thu hoạch đạt năng suất, trữ đường cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.

Năm 2010, gia đình anh Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1973) ở ấp 4, xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên (Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển một phần đất trên diện tích cao su của gia đình sang trồng dưa leo, khổ qua. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hùng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.