Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía

Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía
Ngày đăng: 24/06/2015

Kết thúc vụ ép 2014 - 2015, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng các nhà máy mía đường vẫn mạnh dạn đầu tư và kỳ vọng vào một mùa mía mới. Ông Nguyễn Xuân Tiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, cho biết: Vụ mía 2015 - 2016, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa duy trì chính sách đầu tư như những năm trước với mức 35 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, trong vụ này, công ty hỗ trợ 10 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích mía trên 3ha có nhu cầu thuê đất mở rộng diện tích trồng mía. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cước vận chuyển mía giống đến tận ruộng cho các hộ nông dân. Theo kế hoạch, vụ ép tới công ty sẽ trồng 1.500ha mía mới; đến nay về cơ bản các hộ dân đã hoàn tất diện tích này để đảm bảo vùng nguyên liệu của nhà máy.

Trong niên vụ 2015 - 2016, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cũng duy trì các chính sách đầu tư cho các hộ dân trồng mía trong vùng nguyên liệu của công ty. Bên cạnh đó, vụ mía này đơn vị còn hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha cho những hộ trồng mới diện tích mía. Doanh nghiệp cũng khuyến khích các hộ nông dân mở rộng diện tích sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất bằng các hình thức cho vay vốn ưu đãi để trang bị máy móc, thiết bị trong trồng trọt, sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mía…

Về phía doanh nghiệp, Nhà máy đường KCP đang triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy tại Sơn Hòa lên 10.000 tấn/ngày, nhà máy tại Đồng Xuân lên 5.000 tấn/ngày từ niên vụ 2017 - 2018 nhằm rút ngắn thời gian ép mía từ 5 tháng xuống còn 3 tháng để tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu theo chiều sâu, giúp nông dân cải tạo đồng mía theo hướng cánh đồng mẫu lớn; đưa cơ giới hóa vào sản xuất; điều chỉnh lịch thời vụ để cây mía khi thu hoạch đạt năng suất, trữ đường cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Chép Trong Ao Hiệu Quả Mô Hình Ương Nuôi Cá Chép Trong Ao

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

04/07/2013
Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu Người Nuôi Cá Tầm Cầu Cứu

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

04/07/2013
Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ Xóa Nghèo Nhờ Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Phòng Hộ

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

04/07/2013
Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân. Chăn Nuôi Bò Lai Nhốt Chuồng Đem Lại Thu Nhập Khá Cho Nông Dân.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

04/07/2013
Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí Nuôi Ong Lấy Mật - Đừng Để Tiềm Năng Bị Lãng Phí

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

04/07/2013