Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía

Kết thúc vụ ép 2014 - 2015, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng các nhà máy mía đường vẫn mạnh dạn đầu tư và kỳ vọng vào một mùa mía mới. Ông Nguyễn Xuân Tiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, cho biết: Vụ mía 2015 - 2016, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa duy trì chính sách đầu tư như những năm trước với mức 35 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, trong vụ này, công ty hỗ trợ 10 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích mía trên 3ha có nhu cầu thuê đất mở rộng diện tích trồng mía. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cước vận chuyển mía giống đến tận ruộng cho các hộ nông dân. Theo kế hoạch, vụ ép tới công ty sẽ trồng 1.500ha mía mới; đến nay về cơ bản các hộ dân đã hoàn tất diện tích này để đảm bảo vùng nguyên liệu của nhà máy.
Trong niên vụ 2015 - 2016, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cũng duy trì các chính sách đầu tư cho các hộ dân trồng mía trong vùng nguyên liệu của công ty. Bên cạnh đó, vụ mía này đơn vị còn hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha cho những hộ trồng mới diện tích mía. Doanh nghiệp cũng khuyến khích các hộ nông dân mở rộng diện tích sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất bằng các hình thức cho vay vốn ưu đãi để trang bị máy móc, thiết bị trong trồng trọt, sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mía…
Về phía doanh nghiệp, Nhà máy đường KCP đang triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy tại Sơn Hòa lên 10.000 tấn/ngày, nhà máy tại Đồng Xuân lên 5.000 tấn/ngày từ niên vụ 2017 - 2018 nhằm rút ngắn thời gian ép mía từ 5 tháng xuống còn 3 tháng để tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu theo chiều sâu, giúp nông dân cải tạo đồng mía theo hướng cánh đồng mẫu lớn; đưa cơ giới hóa vào sản xuất; điều chỉnh lịch thời vụ để cây mía khi thu hoạch đạt năng suất, trữ đường cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.

Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng từ 5 năm nay, ngành này liên tục gặp khó khăn: Sản lượng sút giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nông dân “treo” ao...

Ngày 26-12, ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trang trại của ông vừa phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản 1,2 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 30%.

Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.