Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niên Vụ 2014 - 2015 Phấn Đấu Năng Suất Bình Quân Vùng Mía Thâm Canh Đạt 80 Tấn

Niên Vụ 2014 - 2015 Phấn Đấu Năng Suất Bình Quân Vùng Mía Thâm Canh Đạt 80 Tấn
Ngày đăng: 25/01/2014

Ngày 22-1, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động hiệp hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

Năm 2013, ngành mía đường tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu ảnh hưởng của việc thu hoạch muộn. Song, đây vẫn được đánh giá là vụ mía thắng lợi. Diện tích sản xuất thâm canh mía toàn vùng là 17.315 ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 60 tấn/ha. Trong đó, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa có diện tích 10.389 ha, chiếm 60% diện tích toàn vùng, sản lượng đạt 654.746 tấn, bằng 63,15% sản lượng toàn vùng, năng suất bình quân đạt 63 tấn/ha.

Để năng suất mía ngày càng nâng cao, năm 2013, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa chủ động đầu tư trồng mía theo hướng chất lượng cao, cùng với đó tích cực tuyên truyền cho nông dân trồng mía hướng đến việc trồng mới mía năng suất, chất lượng cao.

Trong năm qua, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp hội viên thâm canh mía như: Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ cho người trồng mía thông qua các lớp tập huấn, giúp các chi hội lập hồ sơ vay vốn ngân hàng phục vụ chăm sóc mía, hỗ trợ cho hội viên khi có rủi ro, tổ chức nhiều đợt hội thảo đầu bờ, tham quan khu công nghiệp công nghệ cao...

Bước sang năm 2014, cùng với mục tiêu giữ ổn định diện tích mía toàn vùng 15.000 – 16.500 ha, sản lượng mía hàng năm duy trì từ 1,1 - 1,2 triệu tấn, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa sẽ thực hiện trồng mía gắn với chương trình đổi mới giống; toàn bộ diện tích trồng mới phải trồng bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao. Phấn đấu niên vụ 2014-2015, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha/vụ, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020 năng suất bình quân đạt từ 100 đến 130 tấn/ha, và đạt 10ccs trở lên.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

08/02/2012
Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

20/02/2012
Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

03/08/2011
Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

21/02/2012
Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

13/07/2012