Niềm Vui Sau Chuyến Biển Xuyên Tết

Có mặt tại Cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận) vào ngày đầu năm mới 2015, chúng tôi bắt gặp nét mặt rạng rỡ của những ngư dân đi biển xuyên Tết trở về…
Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.
Anh Vỹ cho biết thêm: Đây là chuyến biển thành công đầu năm 2015 của các anh. Nhưng để được kết quả vừa nêu, 8 lao động biển đã phải đấu tranh: Nên hay không đi đánh bắt trong những ngày tết. Một số người quan niệm, một năm có 3 ngày tết, chẳng muốn xa gia đình, người thân, bạn bè...
Một số người đi biển nhiều năm thấy rằng trong những ngày tết thời tiết thường ấm lên, cá ngoài khơi nhiều hơn. Ngày thường một mẻ lưới chỉ vài trăm kg, nhưng trong dịp tết có khi cả tấn cá. Chuyến biển đầu năm mà cá đầy khoang, thì cả năm sẽ thuận buồm xuôi gió.
Rời tàu cá anh Vỹ, chúng tôi đến đến tàu cá BTh-99981TS của anh Nguyễn Hữu, 48 tuổi, cư ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) cũng vừa cập bến. Anh Hữu chia sẻ: “Xuất bến vào những ngày giáp tết chi phí chuyến biển thường tăng hơn ngày thường 15%, nhưng bù lại hải sản sau tết giá cả cao hơn. Tuy vất vả, nhưng chúng tôi thu về 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi người được hơn chục triệu đồng”.
“Những năm gần đây nhiều ngư dân đi biển xuyên tết. Ở xã Tam Thanh (Phú Quý) chúng tôi có hơn 40 thuyền, hơn 400 lao động đi biển xuyên Tết Ất Mùi. Họ đang trên đường trở về và như họ nói: Rất vui!” - anh Hữu nói them.
Có thể bạn quan tâm

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai.

Theo anh Quàng Văn Phiêu ở bản Pó Lý, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La): “Chăn nuôi rất quan trọng với kinh tế hộ. Dù nghèo nhưng nếu nuôi thêm được 5-7 mái gà, 1-2 con lợn hoặc 3-4 con dê là mỗi năm tăng thu thêm tiền triệu đấy...”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện phương châm giải quyết đất lâm nghiệp bị bao chiếm đến đâu, thì tổ chức trồng rừng đến đó.

Sau nhiều năm nghiên cứu, lần đầu tiên nông dân huyện Sìn Hồ đã thực hiện trồng thử nghiệm trên diện rộng 146ha ngô vụ đông với các giống chịu lạnh tốt như: CP333, MX4.