Niềm Vui Sau Chuyến Biển Xuyên Tết

Có mặt tại Cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận) vào ngày đầu năm mới 2015, chúng tôi bắt gặp nét mặt rạng rỡ của những ngư dân đi biển xuyên Tết trở về…
Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.
Anh Vỹ cho biết thêm: Đây là chuyến biển thành công đầu năm 2015 của các anh. Nhưng để được kết quả vừa nêu, 8 lao động biển đã phải đấu tranh: Nên hay không đi đánh bắt trong những ngày tết. Một số người quan niệm, một năm có 3 ngày tết, chẳng muốn xa gia đình, người thân, bạn bè...
Một số người đi biển nhiều năm thấy rằng trong những ngày tết thời tiết thường ấm lên, cá ngoài khơi nhiều hơn. Ngày thường một mẻ lưới chỉ vài trăm kg, nhưng trong dịp tết có khi cả tấn cá. Chuyến biển đầu năm mà cá đầy khoang, thì cả năm sẽ thuận buồm xuôi gió.
Rời tàu cá anh Vỹ, chúng tôi đến đến tàu cá BTh-99981TS của anh Nguyễn Hữu, 48 tuổi, cư ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) cũng vừa cập bến. Anh Hữu chia sẻ: “Xuất bến vào những ngày giáp tết chi phí chuyến biển thường tăng hơn ngày thường 15%, nhưng bù lại hải sản sau tết giá cả cao hơn. Tuy vất vả, nhưng chúng tôi thu về 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi người được hơn chục triệu đồng”.
“Những năm gần đây nhiều ngư dân đi biển xuyên tết. Ở xã Tam Thanh (Phú Quý) chúng tôi có hơn 40 thuyền, hơn 400 lao động đi biển xuyên Tết Ất Mùi. Họ đang trên đường trở về và như họ nói: Rất vui!” - anh Hữu nói them.
Có thể bạn quan tâm

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.

Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).