Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niềm Vui Lớn Từ Ngân Hàng Bò

Niềm Vui Lớn Từ Ngân Hàng Bò
Ngày đăng: 08/05/2014

“Vui lắm, thế là sau gần 2 năm nhận bò giống, nay đã có bê để luân chuyển, gia đình mình thực sự đã được sở hữu con bò giống của "ngân hàng bò" rồi đấy!”.

Chị Lò Thị Kiệu ở bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) bày tỏ niềm vui, sau bao công sức vất vả bỏ ra để chăm sóc con bò giống mà chị nhận từ Chương trình “ngân hàng bò” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ. Gia đình chị Kiệu là một trong số 100 hộ nghèo trên địa bàn huyện Điện Biên Đông được hưởng lợi từ chương trình dự án đã triển khai từ đầu năm 2012 đến nay trên địa bàn.

Để dự án triển khai thực hiện hiệu quả, cùng với việc tham mưu cho UBND huyện thành lập ban quản lý dự án cấp huyện, cấp xã, Hội Chữ thập đỏ huyện Điện Biên Đông đã xây dựng chương trình phối hợp với Trạm Thú y huyện trong công tác quản lý, tiêm vaccine phòng bệnh và tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò sinh sản cho người dân.

Theo các tiêu chí dự án đề ra, các hộ được nhận bò phải được thôn, bản bình xét, lựa chọn phù hợp và đều phải ký cam kết thực hiện theo quy định. Đến nay tổng số đàn bò đã tăng lên 112 con, trong đó có 7 con đã được chuyển giao cho các hộ nghèo khác nuôi.

Bà Đào Thị Luyến - Phó Trưởng ban Công tác xã hội (Hội Chữ thập đỏ tỉnh Điện Biên) cho biết: Chương trình "ngân hàng bò" được triển khai thực hiện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé, Điện Biên, Mường Ảng và Mường Chà.

Đến nay, đã có 392 con bò giống được hỗ trợ cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Ban quản lý dự án đã tổ chức luân chuyển hơn 30 con bò giống cho các hộ tiếp theo được hưởng lợi. Cách thức nuôi luân chuyển là các hộ được hỗ trợ bò giống nuôi đến khi bò sinh sản con bê đầu tiên và tiếp tục chăm sóc thêm 6 tháng tuổi, sau đó sẽ chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác nuôi.

Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bê đực, Ban quản lý dự án huyện và xã thực hiện dự án sẽ chịu trách nhiệm thanh lý con bê đó. Cộng dồn số tiền thanh lý 2 con bê đực sẽ được dùng để mua 1 con bê cái và trao cho hộ nghèo khác trong địa phương nuôi… Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai tại các huyện Mường Chà và Mường Ảng.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Nho Ninh Thuận Trúng Lớn Người Trồng Nho Ninh Thuận Trúng Lớn

Hiện các vườn nho ở Ninh Thuận đang thu hoạch vụ chính, năng suất cao xấp xỉ 2 tấn/sào nên người trồng nho được lợi kép, tức vừa được mùa lại trúng giá. Ước tính mỗi sào nho, nông dân lãi ròng khoảng 25-27 triệu đồng.

12/02/2014
Ông Kiều Văn Ngữ Trồng Xen Canh Lúa - Dưa Hấu Cho Lợi Nhuận Cao Ông Kiều Văn Ngữ Trồng Xen Canh Lúa - Dưa Hấu Cho Lợi Nhuận Cao

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, những năm gần đây, ông Kiều Văn Ngữ ở ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) áp dụng mô hình trồng xen canh lúa - dưa hấu cho lợi nhuận cao trên cùng đơn vị diện tích.

12/02/2014
Còn Trên 400 Tấn Quýt Hồng Đang Chờ Tiêu Thụ Còn Trên 400 Tấn Quýt Hồng Đang Chờ Tiêu Thụ

Do sức mua giảm tại các chợ đầu mối TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long vào 2 phiên chợ cuối năm (ngày 29 và 30 Tết) nên tình hình tiêu thụ quýt hồng của các thương lái gặp khó khăn, số diện tích quýt đã mua tại các nhà vườn không thể thu hoạch để tiêu thụ. Hiện tại, các vườn quýt vẫn còn tồn lại sản lượng quýt trên 400 tấn.

12/02/2014
Trái Cây Đồng Nai Xuất Ngoại Trái Cây Đồng Nai Xuất Ngoại

Từ cuối năm 2013 đến nay, một số loại trái cây của Đồng Nai đã ký được hợp đồng xuất khẩu. Cơ hội vẫn đang mở ra với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trái cây.

12/02/2014
Hướng Đi Mới Của Thanh Long Ở Long An Hướng Đi Mới Của Thanh Long Ở Long An

Ngoài phương thức phổ biến là ăn tươi, những năm gần đây, trái thanh long được chế biến thành thức uống hay cắt lát sấy chân không, thanh long kiểng được chưng bày trong những dịp triển lãm, lễ hội, nhất là Tết Nguyên đán vừa qua. Theo quan niệm của người Á Đông, Long là Rồng, là vua trong các loài tứ linh.

12/02/2014