Những trái cây giá rẻ về Việt Nam hóa đắt đỏ

1. Nho chuỗi ngọc
Thời gian gần đây, loại nho lạ với bốn màu đỏ, đen, hồng, trắng có tên currant được trồng ở Pháp, Australia, Đức… đang được "giới nhà giàu Việt" lùng mua mặc dù giá lên đến 2 triệu đồng/kg.
Sản phẩm này được một cửa hàng ở Hà Nội rao bán với giá 500.000 đồng trên 250gram.
Theo chủ cửa hàng, sản phẩm nhập về với số lượng rất ít, nếu khách mua phải đặt trước một tuần vì đây là hàng xách tay theo đường hàng không. Loại quả này ăn có vị chua thanh, không ngọt như các giống nho khác.
Tuy nhiên, nho chuỗi ngọc có nguồn gốc không hề “sang chảnh” như tên gọi. Loại cây này được tìm thấy trong tự nhiên trên khắp châu Âu và lan rộng sang cả một số nước châu Á.
Chúng được trồng làm giàn leo sân vườn để làm đẹp và ra trái trong khoảng thời gian tháng 7 - 9. Người dân thường dùng loại quả này để trang trí bánh kem, làm mứt, bánh và sinh tố.
Tại Đức, nho chuỗi ngọc được bán với giá 6-8 euro/kg (150.000 - 170.000 đồng). Còn tại Mỹ, trên kênh bán hàng Raintreenursery, giá sản phẩm dao động 13 -16 USD.
2. Mâm xôi
Tên tiếng Anh của loại quả này là Raspberry, mọc hoang dại nhiều ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, nhưng khi về Việt Nam giá cũng lên cả gần triệu đồng một kg.
Chị Hoa, một người thường bán hàng xách tay ở quận Tân Bình (TP HCM) cho biết, đã bán loại trái cây này từ nhiều năm nay.
Lúc đầu khi mới nhập về, chị bán với giá 600.000 đồng nửa kg, nhưng nay vì Việt Nam đã có một số nơi trồng được nên giá chỉ còn dao động 400.000 - 460.000 đồng nửa kg. Loại nhập, theo tiểu thương này đắt hơn hàng Việt vì chúng ngọt và quả mọng.
“Mỗi lần mang về tôi cũng chỉ xách thùng khoảng 10kg chứ không lấy nhiều, tuy nhiên, mang về tới đâu hết tới đó. Giá sản phẩm bên châu Âu không cao nhưng vì chi phí vận chuyển và hút khách nên mới đắt như vậy”, chị Hoa nói và cho biết, vụ mùa của trái này vào tháng 5-6.
Trái có hình thù vừa giống như quả dâu tây, vừa giống quả dâu ta, vị chua pha chút ngọt nhẹ, nhiều vitamin C và tốt cho sức khỏe.
Theo website bán hàng của Tesco (Tập đoàn kinh doanh siêu thị của Anh), 200 gram trái mâm xôi tươi có giá 2 euro, tương đương 10 euro/kg (trên 250.000 đồng)
3. Việt quất
Có phần khác đôi chút với 2 loại trái cây trên, việt quất tại Mỹ và châu Âu được trồng có quy hoạch chứ không mọc dại. Đây là sản phẩm mà nhiều gia đình ở nước ngoài ưa chuộng, còn tại Việt Nam cũng được săn lùng vì nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Giá bán sản phẩm này tại châu Âu khoảng 10 euro. Còn ở Việt Nam, theo chủ cửa hàng tại Thanh Xuân, Hà Nội có giá 1,1 -1,2 triệu đồng/kg.
Thông thường cửa hàng này bán một hộp 125 gram giá 135.000 đồng.
“Loại quả này ra trái quanh năm, mỗi tháng cửa hàng chúng tôi nhập về 500kg, mặc dù giá đắt nhưng nhiều nhà khá giả mỗi lần mua là lấy luôn 4-5 kg. Toàn bộ hàng được nhập bằng đường hàng không từ Australia, Mỹ và New Zealand” chủ cửa hàng này chia sẻ.
Không chỉ bán tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu, loại này còn len lỏi vào các hệ thống siêu thị và được bán với giá không dưới một triệu đồng.
Theo một nhà nhập khẩu trái cây ở TP HCM, sở dĩ, loại này giá cao là do nhiều đơn vị bị hao hụt hàng trong quá trình vận chuyển nên nâng giá bán. Bên cạnh đó, chúng còn phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường tại thời điểm đó.
4. Thanh mai
Là loại trái cây rừng chín rộ ở Trung Quốc vào tháng 6 và được bày bán rất nhiều ở các khu chợ, siêu thị và đường phố nước này với giá chỉ khoảng 10 nhân dân tệ/kg (35.000 đồng).
Thậm chí, có những vựa buôn giá chỉ vài nghìn đồng, nhưng khi sang Việt Nam bị đẩy giá lên gấp nhiều lần, dao động 120.000 - 200.000 đồng/kg.
Dù loại quả này thời gian qua chưa được cấp phép ở Việt Nam, nhưng theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng, chúng có thể chuyển từ Trung Quốc qua bằng hình thức trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.
Quả thanh mai thường chín vào tháng 4 - 6 hàng năm. Chúng được sử dụng nhiều vào mùa hè như một thứ quả giải khát, có vị chua ngọt và thơm, tác dụng bổ phổi và tốt cho dạ dày.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.