Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những lão nông nuôi hươu

Những lão nông nuôi hươu
Ngày đăng: 10/11/2015

Ông Hoàng Duy Trinh đang chăm sóc đàn hươu

Xóm Bắc Sơn, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An có 224 hộ với 1.076 khẩu.

Bà con ở đây hầu hết là người dân ở huyện Quỳnh Lưu di dân lên lập nghiệp.

Họ mang theo nghề truyền thống là nuôi hươu.

Nhiều lão nông nuôi hươu thành công ở "quê mới".

Nghề nuôi hươu ở xóm Bắc Sơn cũng khá thăng trầm.

Những năm 1990-1991 là thời đại “hoàng kim” của nghề này, mỗi con hươu có giá trị hàng chục cây vàng, nhưng rồi sau đó tuột dốc nhanh đến mức “thịt hươu không bằng thịt heo”.

Tuy vậy, những người dân nơi đây vẫn “chung thủy” với nghề truyền thống và nó đã đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình.

Hươu là con vật dễ nuôi, rất ít dịch bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp nên chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao.

Mỗi ngày, một con hươu chỉ ăn hết khoảng 5kg cỏ hoặc các loại lá dễ kiếm như lá xoan, lá mít, lá sung, rau củ quả.

Khi gần cắt lộc, chỉ cần cho hươu ăn thêm một số chất dinh dưỡng như ngô, lạc, đậu đỗ.

Các cụ cao tuổi trong xóm duy trì nghề nuôi hươu ngoài giá trị kinh tế mang lại còn là một thú vui lúc tuổi già.

Ông Hoàng Duy Trinh, người nuôi hươu lâu năm nhất của xóm Bắc Sơn, vừa được bầu làm trưởng nhóm cho biết, từ tháng 2/2015 từ 4 hội viên ban đầu nay đã tăng lên 9 hội viên.

Đây là “cú hích” để duy trì và thúc đẩy nghề nuôi hươu ở đây phát triển mạnh thêm nữa.

Về hiệu quả kinh tế từ nuôi hươu, ông Trinh chia sẻ mỗi năm 1 cặp hươu đực và cái từ tiền bán lộc nhung và con giống thu được trên dưới 30 triệu đồng.

Hiện tại, xóm Bắc Sơn có 46 hộ đang duy trì nghề nuôi hươu với tổng số 96 con, nhà nuôi nhiều nhất là gia đình ông Hồ Hữu Địa, Bùi Huy Tiến, Hồ Văn Bảo mỗi hộ 6 con, còn lại là từ 1 đến 4 con.

Hàng năm từ nghề nuôi hươu bán lộc và con giống đem về nguồn thu nhập cho xóm Bắc Sơn khoảng 150 triệu đồng.

Ông Hồ Vĩnh Thủy, xóm trưởng xóm Bắc Sơn cho biết, từ hiệu quả kinh tế mang lại cộng với sự hỗ trợ 4 con hươu cái sinh sản và 1 chiếc máy cắt thức ăn của dự án ADDA tài trợ, tin chắc rằng nghề nuôi hươu ở đây sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tới.

Hiện nay tỷ lệ hộ khá giàu của xóm chiếm 53%, hộ trung bình 27%, hộ nghèo chỉ còn 9,6%.

Xóm đã đạt các tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới của xã Tam Hợp.

Dự án nâng cao năng lực các nhóm nông dân sở thích dân tộc ít người tại Hòa Bình và Nghệ An (FIGNAHB) được Tổ chức phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA) triển khai từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015 tại hai tỉnh là Nghệ An và Hòa Bình của Việt Nam với ngân sách hỗ trợ là 4.994.507 DKK.

Đối tác là Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình (HBFU) và Nghệ An (NAFU).

Các nhóm nông dân của dự án này đã tham gia chăn nuôi lợn, bò, gà, hươu, và trồng trọt (bí, cam, mía…).

Dự án bao gồm 220 nhóm nông dân (khoảng 5.500 người) được nâng cao năng lực làm sản xuất nông nghiệp, có thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước thoát nghèo.

Mô hình trồng cam theo nhóm ở Cao Phong đã trở thành điển hình trong xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

19/01/2015
Khá Giả Nhờ… Nuôi Vịt Đẻ Khá Giả Nhờ… Nuôi Vịt Đẻ

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

19/01/2015
Gần 90 Con Gia Súc Ở Huyện Sa Pa Và Bát Xát Chết Vì Rét Gần 90 Con Gia Súc Ở Huyện Sa Pa Và Bát Xát Chết Vì Rét

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, để chủ động phòng, chống đói rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần che chắn chuồng gia súc, tránh gió lùa, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng. Nguồn thức ăn cần bảo đảm cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng để có đủ năng lượng chống rét. Ngoài ra, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi.

19/01/2015
Vui Buồn Chuyện Nuôi Nhím Vui Buồn Chuyện Nuôi Nhím

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.

19/01/2015
Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015 Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.

19/01/2015