Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Kỹ Sư Trên Đồng Ruộng

Những Kỹ Sư Trên Đồng Ruộng
Ngày đăng: 19/05/2012

Chỉ với 1-1,5 triệu đồng, bà con ND có thể sở hữu thiết bị đa năng để phun thuốc sâu, cứu hỏa, bơm nước và phát điện...

Thiết bị “4 trong 1” này là sáng tạo của ông Nguyễn Văn Hai ở phường Xuân An, TP.Phan Thiết, Bình Thuận sẽ được T.Ư Hội NDVN trao giải Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ III, nhân Hội nghị NDSXKD giỏi lần này.

Ông Hai cho hay, Bình Thuận và một số địa phương, người dân dùng động cơ xe máy để chạy máy bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, kết cấu của các mô hình trên cồng kềnh, khó tháo lắp khi vận hành. Từ thực tế sử dụng các thiết bị trên cho công việc của gia đình, ông có ý tưởng cải tiến nâng cấp thành một bộ thiết bị đồng bộ hơn, không cồng kềnh, dễ dàng vận chuyển, tháo lắp cũng như vận hành. Ưu điểm của thiết bị là việc trích lực từ bộ phận lốp cao su của xe Honda, tránh được việc phải tháo lắp từ bộ truyền động của động cơ.

Một sáng tạo khác không kém hấp dẫn đó là kéo đa năng của nông dân Lê Phước Lộc. Gắn bó với ruộng vườn, ông Lê Phước Lộc ở ấp 5, xã An Hữu, huyện Cái Bè, Tiền Giang thấu hiểu những khó khăn của bà con khi chăm sóc, thu hoạch cây trái. Sau nhiều lần thử nghiệm, ông đã chế tạo thành công kéo cắt tỉa đa năng để thu hoạch trái cây, tỉa những cành vô hiệu ngoài tầm với trên cao và xa. Giải pháp sáng tạo của ông được đông đảo nhà vườn cả nước đón nhận, được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận và cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Một sáng kiến cũng được đánh giá cao tại cuộc thi lần này là chiếc máy xay thức ăn chăn nuôi của anh Đinh Văn Giang ở thôn 11, xã Sông Khoai, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Chia sẻ về thành quả của mình, anh cho biết, chiếc máy xay thức ăn chăn nuôi này lấy ý tưởng từ chiếc máy xay sinh tố, thức ăn sau khi được nghiền nhỏ, gia súc dễ tiêu hóa hơn, giảm bớt sự lựa chọn thức ăn. Máy có thể tận dụng triệt để nhiều loại rau như cây chuối, bèo tây, ngô, rau muống, kể cả năn, lác (cây cỏ mọc hoang) cũng được tận dụng để làm thức ăn chăn nuôi.

Chưa đầy 10 phút, máy có thể xay được 50 - 60kg thức ăn hỗn hợp phục vụ cho đàn lợn hàng chục con và ao cá của gia đình anh Giang dễ dàng mà không phải mất công đun nấu hàng tiếng đồng hồ như trước kia.

Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

14/10/2015
Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc Khống chế bệnh lở mồm long móng gia súc

Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.

14/10/2015
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.

14/10/2015
Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng Cử nhân làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng

Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14/10/2015
Nông dân nuôi đặc sản Nông dân nuôi đặc sản

Từ 3 hécta đất trồng lúa cho lợi nhuận thấp, ông Nguyễn Văn Hải (ấp Thị Cầu, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã chuyển đổi dần sang mô hình vườn - ao - chuồng khép kín, nuôi trồng các loại đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao, như: ếch, gà ta, vịt đẻ…

14/10/2015