Những Giống Lúa Thích Hợp Cho Vụ Lúa Hè Thu

Vụ lúa hè thu năm nay ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là Sóc Trăng, nông dân sẽ đối mặt với những khó khăn về thời tiết và tình trạng xâm nhập mặn.
Do đó ngoài áp dụng thật tốt kỹ thuật canh tác, bà con cần chủ động tìm nguồn giống thích hợp có chất lượng để gieo sạ.
Ở vụ sản xuất này nông dân luôn bị áp lực của nhiều yếu tố như: diễn biến phức tạp của nắng nóng khô hạn, đất xì phèn, mặn xâm nhập vào nội đồng, dịch bệnh phát sinh hại lúa từ đầu vụ… Do đó ngoài tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác, bà con cần chú ý chọn giống lúa phù hợp cho từng vùng.
Theo nông dân việc chọn giống cho sản xuất ngày nay, không chỉ tìm hiểu về đặc tính, tính thích nghi của giống lúa đối với tùng vùng sinh thái, từng mùa vụ sản xuất, mà còn đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Bởi thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất.
Do mực nước trong đồng ruộng đầu vụ hè thu có thể khô hạn ở một số vùng trong tỉnh, nên tiến độ xuống giống có thể sẽ kéo dài. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, các địa phương cần xác định bộ giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất, Thời tiết ngày càng bất thường do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa.
Trong khi thị trường tiêu thụ và giá lúa không ổn định, do vậy hiện nay nông dân rất quan tâm đến việc chọn giống lúa trước mỗi vụ canh tác.
Hằng năm, trại giống cây trồng Long Phú đã phối hợp tốt với các viện trường tập trung nghiên cứu, nhân giống, trồng thử nghiệm nhiều giống lúa mới để nông dân có sự lựa chọn trong sản xuất. Đồng thời công tác đánh giá tính thích nghi, đặc tính giống được thực hiện thường xuyên. việc tạo giống lúa mới triển vọng luôn gắn với nông dân tỉnh nhà.
Chuẩn bị cho vụ lúa hè thu năm nay, trại giống cây trồng Long Phú tiếp tục khảo nghiệm và tìm ra những giống lúa mới đưa ra sản xuất đại trà thích nghi cho từng vùng sinh thái.
Sóc Trăng vẫn còn những vùng đất nhiễm phèn, đất bị nhiễm mặn, do đó việc tìm ra những giống lúa chống chịu được với phèn mặn là công việc trước mắt và lâu dài để thích ứng với biến đổi khí hậu. Để có vụ sản lúa hè thu đạt hiệu quả cao, ngoài việc chọn giống lúa có phẩm cấp tốt, giống thích hợp cho từng vùng, nông dân cầnlàm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, 1 phải 5 giảm,quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), công nghệ sinh thái và biện pháp phun thuốc “4 đúng”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi gà J-Dabaco, gia đình bác Trần Văn Hoàn ở thôn Đại Hà, xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương) thu lãi mỗi năm hơn trăm triệu đồng...

Trong những năm qua, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt. Bởi, trồng rau muống lấy hạt chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.