Những Chiếc Máy Gặt Đập Bắp Liên Hợp Đầu Tiên Ở Xã Xuân Phú

Vụ đông xuân năm nay, bà con nông dân trồng bắp ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) hết sức vui mừng, vì lần đầu tiên họ được máy gặt đập bắp liên hợp hỗ trợ khâu thu hoạch.
Đó là 2 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Cubota, trị giá 500 triệu đồng/chiếc, vừa được ông Vũ Quốc Toản đầu tư có nhiều công dụng như: bẻ, gom và phóng bắp. Với sự hỗ trợ của chiếc máy này, bà con nông dân chỉ còn thực hiện 1 thao tác là dùng bao hứng hạt bắp và hất xuống tại một điểm nào đó để xe chở về nhà.
Máy gặt đập bắp liên hợp này một ngày có thể thu hoạch từ 2,5 - 3 hécta bắp, thay thế cho từ 40-45 công lao động, nên đáp ứng được bài toán khan hiếm nhân công trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Hiện chi phí thu hoạch cho 1ha bắp bằng máy gặt đập liên hợp là 3,5 triệu đồng, rẻ hơn 500 ngàn đồng so với việc thuê mướn công lao động, nhưng thời gian thu hoạch nhanh, hạt bắp không bị bể và nhất là không phụ thuộc nhiều vào công lao động như trước đây.
Được biết, chiếc máy gặt đập liên hợp này khi mới đưa về vẫn còn nhiều khiếm khuyết như: làm rớt trái, làm dập hạt bắp nhưng đã được ông Toản cải tiến lại một vài chi tiết cho phù hợp nên chiếc máy đã hoàn hảo hơn, được bà con nông dân chấp nhận.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.