Những Bậc Thầy Trồng Nấm

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh (phường Xuân Thanh, TX.Long Khánh - Đồng Nai) hiện có 10 hội viên chuyên sản xuất nấm. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường cả trăm tấn nấm các loại. Trong đó, thế mạnh của HTX là nấm mèo và nấm linh chi.
Đây còn là địa chỉ chuyên sản xuất và cung cấp bịch phôi nấm với số lượng lớn cho người trồng nấm ở Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng.
* “Làng” nấm của cựu chiến binh
Ông Nguyễn Quang Hòe, Chủ nhiệm HTX dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh, cho biết nghề nấm ở Long Khánh hình thành và phát triển gần 30 năm nay. “Chúng tôi thành lập tổ hợp tác của những cựu chiến binh chuyên trồng nấm. Năm 2013, chúng tôi mới quyết định chuyển đổi lên mô hình HTX với 10 hội viên đều là cựu chiến binh, có người là thương binh” - ông Hòe nói.
Ông Hòe kể: “Bản thân tôi cũng là một trong những thành viên đầu tiên đầu tư trồng nấm ở vùng này. Mấy mươi năm học từ thực tế lao động, tôi mới tự tin khẳng định về kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất. Các thành viên của HTX cũng vậy, người trẻ nhất cũng có 20 năm gắn bó với nghề trồng nấm. Nhờ nghề, họ đều có cuộc sống khá giả, giàu có.”
* Tạo quy trình khép kín
Thấy nghề trồng nấm mang lại hiệu quả cao, có thời nhà nhà đua nhau trồng nấm. Người ta cứ nghĩ trồng nấm rất đơn giản, nhưng để làm giỏi nghề này không dễ. Chỉ những người biết yêu nghề, dồn hết tâm huyết vào nó thì mới phát triển một cách bền vững. Chính vì vậy, sau một thời gian đi vào hoạt động, Hội Cựu chiến binh đã hướng đến xây dựng được quy trình sản xuất khép kín, từ khâu sản xuất giống đến nuôi trồng. Trong đó, khâu sản xuất bịch phôi trồng nấm cần rất nhiều công đoạn và tay nghề kỹ thuật. Các hội viên mạnh về vốn, kỹ thuật thì đầu tư lò hấp chuyên sản xuất bịch phôi nấm.
Hiện tại, một ngày HTX có thể cung cấp ra thị trường 100 ngàn bịch phôi nấm. Nhờ uy tín, chất lượng ngày càng cao, nhiều người trồng nấm ở Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng tin tưởng mua bịch phôi nấm của HTX.
HTX tập trung làm dòng nấm mèo vì loại nấm này có năng suất cao, nhu cầu thị trường lớn. “Sau thu hoạch, chúng tôi bỏ công sơ chế, làm sạch sản phẩm, có loại để nguyên tai nấm, có loại đã được sơ chế cắt sợi và người tiêu dùng chỉ cần ngâm qua nước là sử dụng được ngay, rất tiện lợi. Chính vì vậy, nấm của HTX được thị trường ưa chuộng” - ông Hòe cho biết.
Thấy mặt hàng nấm linh chi được thị trường ưa chuộng, giá cao, từ 10 năm trước HTX đã đưa vào sản xuất dòng nấm này. Chính nhờ sự phát triển theo hướng đa dạng này, HTX đang tạo việc làm thường xuyên cho 60 lao động và khoảng 120 lao động thời vụ. Sản phẩm nấm của HTX không chỉ tiêu thụ rộng rãi tại thị trường nội địa, mà còn cung cấp cho nhiều đơn vị chuyên xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh Quảng Trị đạt 1.306 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.