Nhu Cầu Tôm Thẻ Chân Trắng Giống Đang Tăng

Theo ông Bùi Bá Sự, PGĐ Kinh doanh Cty TNHH Việt - Úc, khách hàng có nhu cầu mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống của Cty, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang tăng cao.
Cụ thể, theo đơn đặt hàng chi nhánh Việt - Úc tại Bạc Liêu thiếu khoảng 300 triệu tôm thẻ chân trắng giống; 3 chi nhánh còn lại là Việt - Úc Ninh Thuận, Việt - Úc Bình Thuận, Việt - Úc Bình Định thiếu khoảng 200 triệu tôm giống.
Nguyên nhân do thời gian qua nhiều người nuôi thành công TTCT, tỷ lệ tôm chết giảm đi, giá bán tăng. Nhiều đơn hàng tôm giống đã được đặt trước hàng tháng. Để giải quyết vấn đề này, Cty liên tục nhập các lô tôm bố mẹ từ Hawaii, mỗi lô khoảng 2.100 cặp về để SX nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống của khách hàng. Tuy nhiên phải mất thời gian từ 1,5-2 tháng nhà cung cấp tôm bố mẹ mới có hàng. Năm nay nhu cầu TTCT giống tăng 20% so với năm 2013.
Có một thực tế là TTCT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu tôm của VN, ngày càng được mở rộng về diện tích, hình thức nuôi. Tuy nhiên, chất lượng con giống lại là điều đáng lo ngại nhất.
Ông Ngô Hùng Dũng, GĐ Cty Thủy sản Tân An cho biết: Mỗi vụ Cty cần khoảng 35 triệu TTCT giống. Tuy nhiên, nguồn giống hiện nay có rất nhiều điều đáng lo ngại. Nếu có được con giống tốt sẽ quyết định yếu tố thành công của vụ nuôi. Trong vụ nuôi tới bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp hệ thống ao nuôi, Cty sẽ chủ động nhập ấu trùng tôm từ một DN uy tín trong miền Nam về để ấp nở thành tôm giống ương nuôi.
Về chất lượng con giống, theo ông Bùi Bá Sự, nếu thiếu giống TTCT xảy ra sẽ dẫn đến một số hiện tượng như một số DN, trại không có nguồn tôm bố mẹ sẽ cho tôm đẻ quá thời gian và số lần quy định hoặc nhập trực tiếp Nauplius từ Trung Quốc về ấp nở sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống và năng suất của người nuôi.
Về lâu dài nước ta phải chủ động được nguồn tôm bố mẹ thật tốt để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng. Các địa phương cần phải chủ động và quản lý tốt chất lượng tôm giống.
Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau Trần Văn Của cho biết: Do địa phương chưa SX được giống TTCT nên phải nhập từ nhiều nguồn khác nhau của các tỉnh bạn. Để đảm bảo có con giống chất lượng các đơn vị, tổ hợp tác nuôi TTCT thương phẩm hợp đồng với các DN, trại giống, đại lý cung cấp tôm giống có chất lượng. Tôm giống trước khi vào tỉnh đều được xét nghiệm bệnh và qua kiểm dịch để đảm bảo chất lượng trước khi thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 năm qua, vùng trồng khóm Đồng Dinh (Phú Hòa - Phú Yên) rộng 500ha xuất hiện bệnh héo đỏ lá. Hiện loại bệnh này không có thuốc trị khiến khóm “xuống sức” kéo theo giảm năng suất, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỉ đồng.

Những ngày qua giá chuối tăng gần gấp đôi, lên 6.000-7.000 đồng/kg ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) nên nhiều nhà vườn chặt chuối non để bán.

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?

Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.