Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Hàng Loạt Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)

Trước tình hình nắng nóng kèo dài, ngư dân huyện Quảng Điền đang phải đối mặt với tình trạng tôm dịch bệnh, cá chết.
Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).
Cùng thời điểm này, nhiều diện tích nuôi cá dìa, cá kình của các xã: Quảng Phước, Quảng Công, Quảng An bị ký sinh trùng lạ tấn công khiến hàng vạn con cá chết.
Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền nhận định, thời tiết nắng nóng kéo dài làm thay đổi độ mặn các hồ nuôi. Ngoài ra, trong hồ nuôi cũng xuất hiện hiện tượng tảo lan làm ôxy trong nước giảm đột ngột.
Một nguyên nhân khác, do người dân thả nuôi với mật độ quá dày, cá ngạt oxy trong khi chất lượng con giống ngày càng kém khiến cá khó sinh tồn.
Anh Nguyễn Thi (thôn Mai Dương - xã Quảng Phước) đưa vào thả nuôi 2 hồ với hình thức nuôi xen ghép tôm - cua – cá, trong đó có hơn 3 vạn con cá kình. Liên tục trong 5 ngày qua, cá kình của anh chết hàng loạt, tỷ lệ trên 80%.
Trước đây nuôi chuyên tôm dịch bệnh chết đã đành, nay đã chuyển đổi sang nuôi xen ghép nhưng cũng không tránh khỏi dịch bệnh. Rất mong chính quyền các cấp quan tâm, nhanh chóng tìm cách tháo gỡ cho ngư dân trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, anh Thi lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay tổng số diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn huyện là 145,76 ha với 121 hộ tham gia, trong đó: Thị trấn Long Phú 60,36 ha/55 hộ, xã Long Phú 84,5 ha/64 hộ và xã Long Đức 0,9 ha/2 hộ.

Thời gian gần đây, IntraFish, một trang thông tin thủy sản quốc tế đã đăng tải một số bài viết về việc các nhà XK tôm Việt Nam sử dụng gelatin (agar) làm tăng trọng lượng tôm.

Hơn 10 hộ dân xã An Thạnh Trung (Chợ Mới - An Giang) đang thực hiện mô hình nuôi bò cọp đạt hiệu quả kinh tế cao so với giống bò địa phương. Đây là loại bò lai có trọng lượng lớn, tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, thị trường ưa chuộng và bán được giá.

Mô hình trồng rau, hoa, quả trong nhà lồng được nhiều người dân áp dụng thành công nhiều năm nay nhưng làm vườn ươm trong nhà lồng thì rất ít nông dân áp dụng vì chi phí đầu tư cao và rủi ro lớn.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tàn phá của các đối tượng sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng. Sử dụng thuốc BVTV đúng cách vừa phát huy hiệu quả phòng trừ vừa hạn chế tác hại của hóa chất tới môi trường và bảo đảm an toàn cho chính bản thân người nông dân.