Nhu Cầu Tôm Cỡ Nhỏ Của Êcuađo Tăng Cao

Các nhà sản xuất và chế biến thuỷ sản Êcuađo tiếp tục kinh doanh thuận lợi khi sản lượng tôm của Êcuađo ổn định và nguồn cung trên thế giới vẫn thấp.
Trong khi các nước Châu Á ở vào thời kỳ tạm nghỉ thu hoạch thì Êcuađo lại có thể thu hoạch tôm quanh năm, do đố nước này trở thành nguồn cung tôm duy nhất trong thời điểm hiện tại.
Sản lượng tôm của Êcuađo thường cao hơn trong thời gian này của năm do thời tiết nóng và mưa nên tốc độ tăng trưởng của tôm nhanh hơn. Một nhà chế biến lớn của Êcuađo cho biết: “Chúng tôi dự kiến sản xuất khoảng 45 triệu pao trong tháng 1, cao hơn 10% so với năm ngoái”. Giá hầu hết tất cả các cỡ tôm tuần này tăng nhẹ so với tuần trước do nguồn cung ở những khu vực khác giảm và sản lượng tăng ở Êcuađo.
Một nhà phân phối Êcuađo cho biết: “Hiện nay, châu Âu đang tìm kiếm các cỡ tôm nhỏ hơn”. Đồng thời nhu cầu tôm cỡ nhỏ tại Mỹ cũng tăng cao.
Trong tuần, tôm cỡ 45/50 có giá 5,1 USD/pao HLSO FOB Guayaquil, tăng khoảng 0,05 USD so với tuần trước. Trong khi đó, tính đến ngày 28/2, giá tôm nguyên liệu là 4,4 USD/pao. Theo một nhà chế biến tôm, mức giá này khá cao nhưng ổn định.
Nhu cầu tất cả các cỡ tôm tại châu Á đang tăng. Từ cuối tháng 10 năm ngoái đến nay, các thị trường chính ở châu Á đã tiêu thụ khoảng 40% các sản phâm của Êcuađo trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Thái Lan.
Nhà chế biến Êcuađo cho biết giá tôm cỡ lớn bán cho khách hàng châu Âu và châu Á tương đối ổn định, trong khi một nhà phân phối có trụ sở tại Mỹ La tinh lại cho rằng giá tôm cỡ lớn đang giảm nhẹ. “So với tuần trước, tôm cỡ 21/26 giảm trong khi tôm cỡ nhỏ tăng. Ngược lại tất cả đều đồng ý tôm cỡ nhỏ đang tăng giá.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).

Tính đến ngày 30/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 13.500 tấn vải thiều chín sớm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải sớm của tỉnh.

Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi dúi cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.