Nhu Cầu Tiêu Thụ Cá Ngừ Đông Lạnh Của Nhật Bản Tăng

Thời gian gần đây, tiêu thụ cá ngừ nguyên liệu tại Nhật Bản cải thiện đáng kể do nguồn cung từ cá ngừ vây xanh tươi tăng và giá giảm.
Năm 2013, lượng cá ngừ vây xanh, cá ngừ vằn tươi và cá ngừ mắt to đông lạnh cập cảng Nhật Bản tăng so với năm 2012. Trong khi, lượng cập cảng của các loài cá ngừ khác giảm. Nhưng nhìn chung càng về cuối năm ngoái, nguồn cung cá ngừ nói chung càng giảm.
Và dự báo để bù đắp lại sự sụt giảm từ nguồn cung cá ngừ khai thác, Nhật Bản sẽ phải tăng cường NK cá ngừ vây xanh nuôi từ các khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương lên khoảng 10% trong thời gian tới.
Từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, nhu cầu tiêu thụ sashimi của Nhật Bản tăng và nguồn cung bị chi phối bởi nguồn cá ngừ vây xanh trong nước và NK. Tuy nhiên, do giá cá ngừ vây xanh chịu ảnh hưởng bởi giá cá ngừ mắt to tươi, ướp đá đang giảm 30%, nên cũng có xu hướng giảm.
Từ giữa tháng 1 tới nay, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tươi của Nhật Bản đang có xu hướng giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đông lạnh lại tăng. Nguyên nhân là do các siêu thị đang tăng cường bán các sản phẩm sashimi đóng gói các loại phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình.
Theo số liệu thống kê của Infofish, chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản cho các sản phẩm cá ngừ trong năm 2013 đã tăng lên do giá cá ngừ trung bình tăng, đặc biệt đối với các sản phẩm cá ngừ mắt to chất lượng cao. Tuy nhiên, NK cá ngừ tươi và đông lạnh (bao gồm cả thăn cá ngừ) của Nhật Bản trong năm 2013 vẫn giảm 9% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do, sản lượng khai thác tại Ấn Độ Dương và khu vực Trung Tây Thái Bình Dương giảm khiến giá cá ngừ mắt to đông lạnh giao tại tàu tăng. Thêm vào đó, chi phí NK tăng, lượng cá tồn kho tăng và nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đại dương sashimi tại Nhật Bản giảm, nên NK cá ngừ của nước này bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, NK thăn cá ngừ vào Nhật Bản trong năm qua cũng giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do nguồn cung từ các nước XK chính sang nước này là Fiji, Indonesia và Pháp giảm. Và để bù đắp lại phần nào lượng sụt giảm này Nhật Bản cũng đã tăng cường NK thăn cá ngừ từ Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. NK từ Ấn Độ, nhà cung cấp chính thăn cá ngừ vây vàng cho thị trường này cũng tăng. Và phần lớn thăn cá ngừ vây xanh NK vào thị trường này trong thời gian qua chủ yếu là từ Địa Trung Hải.
Do mùa đông là khoảng thời gian tiêu thụ chính các sản phẩm sashimi ở Nhật Bản nên nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sashimi, đặc biệt là cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng dự báo sẽ ổn định trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.