Nhu Cầu Thị Trường Lớn Giúp Cam Sành Bắc Quang Được Giá

Những ngày qua, trước nhu cầu thị trường, cùng với chất lượng thơm, ngon của cam sành Bắc Quang (Hà Giang), thương lái từ các nơi tăng cường thu mua cam sành ở Bắc Quang. Nhiều tư thương đã chủ động liên hệ với các hộ sản xuất cam thu mua tận gốc.
Có những tư thương thu mua cả vườn cam có mức sản lượng từ vài chục tấn đến 200 tấn. Qua đó, giúp cho giá cam tại Bắc Quang đầu vụ tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận, giá cam ngày 15.1 bán tại gốc ở mức hơn 9.000đ/kg, đến ngày 17.1, giá đã được nâng lên mức từ 10 – 12.500đ/kg.
Hiện tại là thời điểm cam sành đang chín và bắt đầu vụ thu hoạch. Với diện tích cam khoảng 2.200ha, trong đó có trên 1.000ha cam, quýt đang cho thu hoạch, Bắc Quang là địa phương có diện tích cam, quýt lớn nhất của tỉnh. Nhiều diện tích cam được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt nên chất lượng, mẫu mã cam được nâng lên. Theo đánh giá của huyện, sản lượng cam năm nay ổn định.
Ngay từ đầu mùa thu hoạch, cam được giá, từ đó dự báo từ nay đến Tết nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ tăng, giá cam sành sẽ tiếp tục được nâng lên. Đó là tín hiệu vui đối với người trồng cam ở Bắc Quang nói riêng và trong tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.