Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn
Ngày đăng: 10/07/2015

Có mặt tại vườn vải thiều nhà ông Ngô Văn Nhuần, thôn Hoá, xã Tân Sơn, chúng tôi thấy những cây vải thiều sai trĩu quả, đỏ rực. Với hơn 3ha đất vườn gia đình ông chuyển đổi từ cây keo, gỗ tạp... sang trồng vải thiều, hiện tại, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 25 tấn quả, lãi trên dưới 400 triệu đồng. Theo ông Nhuần, do điều kiện tự nhiên nơi đây cùng với việc tích cực áp dụng kỹ thuật, khoa học vào chăm sóc nên vải thiều Tân Sơn luôn cho ra hoa kết trái và thu hoạch muộn hơn vải ở các nơi khác khoảng 15 - 20 ngày. Chính vì thế, quả vải thiều chín muộn nơi đây luôn cho giá trị kinh tế cao.

Cùng với gia đình ông Nhuần, hiện nay bà con các thôn Hả, Mòng A, Mòng B… cũng đang bước vào thu hoạch vải muộn. “Tiếng lành đồn xa, cách đây gần chục ngày, tư thương các nơi đã về đây lập những điểm cân để gom hàng. Ông Đàm Tiểu Kiệt, thương nhân người Trung Quốc cho biết: "Mặc dù năm nay vải thiều ở Tân Sơn quả hơi nhỏ nhưng nhìn chung chất lượng không thua kém những năm trước. Chúng tôi luôn yên tâm khi thu mua vải ở đây".

Vườn vải gia đình ông Ngô Văn Nhuần chín rộ.

Thời điểm này, toàn xã Tân Sơn có hơn 20 điểm thu mua vải lớn nhỏ, nằm ở các trục đường và rải rác khắp trong khu dân cư. Ngoài ra, mỗi ngày có nhiều thương lái từ khắp nơi đến tận vườn để thu mua vải của người dân Tân Sơn. Điều khác lạ so với vải chính vụ ở Lục Ngạn, vải thiều chín muộn ở Tân Sơn có mầu sắc đỏ tươi, rất bắt mắt. Theo thống kê, vụ vải thiều năm nay, Tân Sơn có hơn 655 ha, tổng sản lượng đạt 2500 tấn. Với giá bán bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, vụ vải năm nay ước tính diện tích vải thiều trên toàn xã sẽ cho thu hơn 32 tỷ đồng.

Được biết, để có được những vườn vải chất lượng trên, ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huẩn để người sản xuất chăm bón, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải. Cán bộ khuyến nông thường xuyên khuyến cáo người dân chỉ bán vải khi đã đủ độ chín, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn nói: Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung xây dựng những mô hình điểm về trồng vải muộn, tạo ra tính riêng biệt cho vải thiều chín muộn nơi đây, góp phần kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều trên địa bàn huyện, từ đó tăng thu nhập cho người dân địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Cần Quan Tâm Hơn Đến Người Trồng Lúa Cần Quan Tâm Hơn Đến Người Trồng Lúa

Đó là kiến nghị của các đại biểu tại Hội nghị giao ban khu vực miền Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2012 tại TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 11.6 do Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch chủ trì.

14/06/2012
Dòng Tộc Làm Chè Sạch Dòng Tộc Làm Chè Sạch

Dựa trên mối quan hệ dòng tộc, mô hình SX chè an toàn tại xóm Khuôn Gà Vân Long (xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) được các cơ quan chức năng cũng như người làm chè đánh giá cao về chất lượng giám sát cộng đồng và tính tự giác thực hiện quy trình SX.

05/03/2012
Thanh Long Vụ Nghịch Rộng Đầu Ra Thanh Long Vụ Nghịch Rộng Đầu Ra

Năm ngoái, có những lúc dân trồng thanh long méo mặt vì giá rớt thảm hại. Nhưng vào thời điểm này, những người thu hoạch thanh long vụ nghịch ở Long An,Tiền Giang, Bình Thuận lại đang vui lớn khi trúng mùa, được giá.

06/03/2012
Bất Lực Với Bệnh Chổi Rồng Bất Lực Với Bệnh Chổi Rồng

Trong vòng 8 tháng qua, đã có 7 tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL công bố dịch bệnh chổi rồng tàn phá cây nhãn trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích nhiễm bệnh là 24.469ha.

14/06/2012
Người Nuôi Cút Điêu Đứng Người Nuôi Cút Điêu Đứng

Hiện nay, nhiều người nuôi cút ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) bắt đầu thải mạnh đàn, bỏ nghề nuôi vì không còn đủ sức cầm cự. Nhiều hộ nuôi cút đang phải đối mặt với túng thiếu, nợ nần…

15/06/2012