Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Có mặt tại vườn vải thiều nhà ông Ngô Văn Nhuần, thôn Hoá, xã Tân Sơn, chúng tôi thấy những cây vải thiều sai trĩu quả, đỏ rực. Với hơn 3ha đất vườn gia đình ông chuyển đổi từ cây keo, gỗ tạp... sang trồng vải thiều, hiện tại, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 25 tấn quả, lãi trên dưới 400 triệu đồng. Theo ông Nhuần, do điều kiện tự nhiên nơi đây cùng với việc tích cực áp dụng kỹ thuật, khoa học vào chăm sóc nên vải thiều Tân Sơn luôn cho ra hoa kết trái và thu hoạch muộn hơn vải ở các nơi khác khoảng 15 - 20 ngày. Chính vì thế, quả vải thiều chín muộn nơi đây luôn cho giá trị kinh tế cao.
Cùng với gia đình ông Nhuần, hiện nay bà con các thôn Hả, Mòng A, Mòng B… cũng đang bước vào thu hoạch vải muộn. “Tiếng lành đồn xa, cách đây gần chục ngày, tư thương các nơi đã về đây lập những điểm cân để gom hàng. Ông Đàm Tiểu Kiệt, thương nhân người Trung Quốc cho biết: "Mặc dù năm nay vải thiều ở Tân Sơn quả hơi nhỏ nhưng nhìn chung chất lượng không thua kém những năm trước. Chúng tôi luôn yên tâm khi thu mua vải ở đây".
Vườn vải gia đình ông Ngô Văn Nhuần chín rộ.
Thời điểm này, toàn xã Tân Sơn có hơn 20 điểm thu mua vải lớn nhỏ, nằm ở các trục đường và rải rác khắp trong khu dân cư. Ngoài ra, mỗi ngày có nhiều thương lái từ khắp nơi đến tận vườn để thu mua vải của người dân Tân Sơn. Điều khác lạ so với vải chính vụ ở Lục Ngạn, vải thiều chín muộn ở Tân Sơn có mầu sắc đỏ tươi, rất bắt mắt. Theo thống kê, vụ vải thiều năm nay, Tân Sơn có hơn 655 ha, tổng sản lượng đạt 2500 tấn. Với giá bán bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, vụ vải năm nay ước tính diện tích vải thiều trên toàn xã sẽ cho thu hơn 32 tỷ đồng.
Được biết, để có được những vườn vải chất lượng trên, ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huẩn để người sản xuất chăm bón, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải. Cán bộ khuyến nông thường xuyên khuyến cáo người dân chỉ bán vải khi đã đủ độ chín, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn nói: Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung xây dựng những mô hình điểm về trồng vải muộn, tạo ra tính riêng biệt cho vải thiều chín muộn nơi đây, góp phần kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều trên địa bàn huyện, từ đó tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tại Tiền Giang, gần 1.500ha ca cao trồng xen trong vườn dừa đang bị đàn sóc hoang hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

Ngày 6-12, giá dâu tây được bán ở vườn tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng, ngoài lý do thu hoạch dâu tây chính vụ thì cái chính vẫn là do dâu tây Trung Quốc tràn ngập thị trường các tỉnh phía Bắc.

Ngoài giá heo hơi tăng thì giá gà tam hoàng gần 1 tuần nay cũng tăng nhẹ, từ 39-40 ngàn đồng/kg lên 41-42 ngàn đồng/kg.

Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).

Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.