Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn
Ngày đăng: 10/07/2015

Có mặt tại vườn vải thiều nhà ông Ngô Văn Nhuần, thôn Hoá, xã Tân Sơn, chúng tôi thấy những cây vải thiều sai trĩu quả, đỏ rực. Với hơn 3ha đất vườn gia đình ông chuyển đổi từ cây keo, gỗ tạp... sang trồng vải thiều, hiện tại, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 25 tấn quả, lãi trên dưới 400 triệu đồng. Theo ông Nhuần, do điều kiện tự nhiên nơi đây cùng với việc tích cực áp dụng kỹ thuật, khoa học vào chăm sóc nên vải thiều Tân Sơn luôn cho ra hoa kết trái và thu hoạch muộn hơn vải ở các nơi khác khoảng 15 - 20 ngày. Chính vì thế, quả vải thiều chín muộn nơi đây luôn cho giá trị kinh tế cao.

Cùng với gia đình ông Nhuần, hiện nay bà con các thôn Hả, Mòng A, Mòng B… cũng đang bước vào thu hoạch vải muộn. “Tiếng lành đồn xa, cách đây gần chục ngày, tư thương các nơi đã về đây lập những điểm cân để gom hàng. Ông Đàm Tiểu Kiệt, thương nhân người Trung Quốc cho biết: "Mặc dù năm nay vải thiều ở Tân Sơn quả hơi nhỏ nhưng nhìn chung chất lượng không thua kém những năm trước. Chúng tôi luôn yên tâm khi thu mua vải ở đây".

Vườn vải gia đình ông Ngô Văn Nhuần chín rộ.

Thời điểm này, toàn xã Tân Sơn có hơn 20 điểm thu mua vải lớn nhỏ, nằm ở các trục đường và rải rác khắp trong khu dân cư. Ngoài ra, mỗi ngày có nhiều thương lái từ khắp nơi đến tận vườn để thu mua vải của người dân Tân Sơn. Điều khác lạ so với vải chính vụ ở Lục Ngạn, vải thiều chín muộn ở Tân Sơn có mầu sắc đỏ tươi, rất bắt mắt. Theo thống kê, vụ vải thiều năm nay, Tân Sơn có hơn 655 ha, tổng sản lượng đạt 2500 tấn. Với giá bán bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, vụ vải năm nay ước tính diện tích vải thiều trên toàn xã sẽ cho thu hơn 32 tỷ đồng.

Được biết, để có được những vườn vải chất lượng trên, ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huẩn để người sản xuất chăm bón, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải. Cán bộ khuyến nông thường xuyên khuyến cáo người dân chỉ bán vải khi đã đủ độ chín, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn nói: Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung xây dựng những mô hình điểm về trồng vải muộn, tạo ra tính riêng biệt cho vải thiều chín muộn nơi đây, góp phần kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều trên địa bàn huyện, từ đó tăng thu nhập cho người dân địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y, sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.

30/11/2015
Phân bón giả và nỗi đau thật Phân bón giả và nỗi đau thật

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.

30/11/2015
Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

30/11/2015
Sao nông nghiệp lại sợ TPP Sao nông nghiệp lại sợ TPP

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

30/11/2015
Khi đã có niềm tin Khi đã có niềm tin

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

30/11/2015