Nhộn nhịp mùa cá cơm cuối vụ Nam

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân ở xã Phước Diêm, Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Bà con rất phấn khởi vì có những chuyến ra khơi “trúng đậm” sau một thời gian dài “biển đói”.
Ngư dân Phạm Thiện (thôn Lạc Tân 2, xã Phước Diêm), cho biết: Hơn 1 tháng nay, chuyến ra khơi nào cũng đánh bắt được nhiều cá cơm. Có chuyến đi trong vòng 1 ngày đêm thu về 300 giỏ (25kg/giỏ). Giá cá tươi bán tại cảng hiện nay ở mức 12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi 70 triệu đồng/chuyến.
Được mùa cá cơm, các cơ sở cá hấp ở xã Cà Ná hoạt động nhộn nhịp trở lại.
Ông Nguyễn Văn Bông, chủ đội tàu 6 chiếc làm nghề pha xúc cho biết: Thông thường mùa cá cơm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9. Tuy nhiên, năm nay thời tiết thay đổi, đến đầu tháng 7 mới có cá. Các tàu đánh bắt liên tục suốt ngày đêm, nhờ được mùa cá cơm nên không ít chủ tàu có tiền trả công cho người “đi bạn” với mức 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Tín hiệu đáng mừng là mật độ cá cơm ngày càng nhiều. Anh Nguyễn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Diêm, cho biết: Gần 2 tháng nay, ngư dân khai thác được 16.500 tấn cá cơm, gần gấp 3 lần sản lượng hải sản đánh bắt được trong 6 tháng đầu năm 2015. Riêng nửa đầu tháng 8 khai thác được khoảng 10.500 tấn, sản lượng cao nhất từ trước đến nay.
Không riêng gì ngư dân vui mừng, mà các chủ lò cá hấp cũng rất phấn chấn vì có nhiều nguyên liệu để hoạt động. Chị Trần Thị Tư, cho biết: Làm nghề cá hấp đã lâu, nhưng chưa thấy năm nào nguyên liệu thiếu hụt như năm nay. Liên tiếp 6 tháng liền lò không hoạt động, may mà cuối vụ Nam cá cơm lại nhiều. Tranh thủ thời điểm nhiều cá, lò hấp “chạy” hết công suất, mỗi ngày hấp khoảng 10 tấn cá.
Được biết các cơ sở các hấp ở xã Phước Diêm, Cà Ná hoạt động trở lại đã giải quyết công ăn việc làm cho hằng trăm lao động, với mức thu nhập từ 150.000 đến 200.000 đồng/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy lợi thế đồi rừng, gần đây, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang) đã phát triển nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng của bà con nông dân thôn 7 Thống Nhất.

Anh Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện các vườn quýt trên địa bàn xã đang bước vào đợt hái tuyển trái non.

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.