Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo

Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo
Ngày đăng: 26/01/2015

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.

Theo khảo sát của Ban Phát triển xã Nhơn Hải, địa phương có tổng diện tích đất tự nhiên gần 3.100 ha, trong đó, đất nông nghiệp 1.200 ha.
Ngoài đất sản xuất các loại cây trồng chủ lực như hành, tỏi, ớt 400 ha, số còn lại là đất gò cao dọc triền núi phù hợp trồng cỏ chăn nuôi. Phát huy tiềm năng lợi thế này, xã chú trọng phát triển đàn gia súc, nâng cao thu nhập cho bà con. Hiện tổng đàn gia súc có sừng ở địa phương là 11.200 con; trong đó dê 4.200 con, còn lại là bò, cừu.
Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất của nông dân, tháng 6- 2013, được hỗ trợ của Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ Tam nông, xã thành lập 6 nhóm đồng sở thích nuôi dê ở thôn Khánh Tân, Khánh Phước, Khánh Nhơn 1, Mỹ Tường 1, Mỹ Tường 2, mỗi nhóm 10 thành viên.
Trước đây, khi chưa thành lập nhóm, các hộ nuôi thả, để dê tự kiếm thức ăn, nên chất lượng đàn thấp, dê con sinh ra thường chậm phát triển.
Từ khi vào nhóm đồng sở thích, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, các hộ đã biết trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, nên dê sinh sản quanh năm, thu nhập hộ nuôi tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/tháng.
Tháng 7-2014, DASU huyện Ninh Hải hỗ trợ các nhóm đồng sở thích 33 con dê bách thảo giống (18 con đực, 15 con cái) tạo điều kiện cho cải tạo đàn theo hướng nâng cao trọng lượng, chất lượng thịt. Đồng chí Trần Đồng Quý, cán bộ Văn phòng UBND, Thường trực Ban Phát triển xã Nhơn Hải, cho biết: Dê giống dự án hỗ trợ đưa về chăm sóc ở 3 hộ: Võ Thị Năm (nhóm Mỹ Tường 2), Trần Thoái và Trần Duy Tuấn (nhóm Khánh Tân). Qua kiểm tra, dê phát triển tốt, đã phối giống với dê địa phương cho ra thế hệ dê lai có trọng lượng lớn hơn 20% so với dê thường, 8 con dê cái dự án cũng đã sinh sản lứa đầu.
Niềm vui đến với các nhóm đồng sở thích nuôi dê ở Nhơn Hải nữa là, vừa rồi Dự án Hỗ trợ Tam nông tiếp tục hỗ trợ vật tư cho 55 hộ có điều kiện kinh tế khó khăn mở rộng chuồng trại, với mức 4.800.000 đồng/chuồng.
Anh Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng nhóm đồng sở thích nuôi dê Khánh Tân, cho biết: Điều kiện chuồng trại quy củ, các thành viên nhóm đã trao đổi và đi đến thống nhất là mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển mô hình nuôi dê vỗ béo, liên kết với doanh nghiệp tạo ra chuỗi giá trị từ khâu nuôi đến tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, nên chắc chắn thu nhập của hộ nuôi sẽ tăng lên, đời sống ổn định hơn.


Có thể bạn quan tâm

Chị Nguyễn Thị Năm, Tỷ Phú Nuôi Dê, Cừu Trên Đồng Đất Quán Thẻ Chị Nguyễn Thị Năm, Tỷ Phú Nuôi Dê, Cừu Trên Đồng Đất Quán Thẻ

Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.

20/03/2014
Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

22/02/2014
Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

20/03/2014
Kiếm Tiền Tỷ Từ Nuôi Con Đặc Sản Kiếm Tiền Tỷ Từ Nuôi Con Đặc Sản

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…

22/02/2014
Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi? Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi?

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?

20/03/2014