Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.
Đây là nhóm những nông hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững (gọi tắt là chương trình SPSP) là Dự án hợp tác công tư do các tổ chức quốc tế tài trợ, gồm: Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), Quỹ Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), Tổ chức Global G.A.P châu Âu, Công ty ANOVA Seafood Hà Lan… được triển khai thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh với mục tiêu chung: “Các hộ nông dân, doanh nghiệp chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng cá tra ở các tỉnh được chọn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận mang tầm quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu”.
Bên cạnh yêu cầu của những nhà nhập khẩu các nước EU, Mỹ... luôn đòi hỏi cá nuôi phải chứng minh đảm bảo thực hiện phát triển bền vững về môi trường và xã hội, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và sự công nhận hoặc chứng nhận của bên thứ ba.
Theo ông Trương Thế Vân, Phó chủ tịch Hội Thủy sản Trà Vinh: Từ diện tích nuôi vài ha vào năm 2007 đến cuối năm 2013 đã có trên 110 hộ dân và 7 doanh nghiệp, thực hiện nuôi trên 120ha mặt nước. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt từ 25.000 đến 30.000 tấn/năm.
Trà vinh hiện có 2 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu: Nhà máy Đông lạnh Cầu Quan trực thuộc công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh, Công ty chế biến thủy hải sản Sài Gòn Mê Kông, là những doanh nghiệp, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư phát triển vùng nuôi và đạt được các chứng nhận mang tầm quốc tế như: Tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P, tiêu chuẩn ASC.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.

Thời gian này đang là vụ nuôi tôm chính trong năm, song ở nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, lại đang bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn ha nuôi tôm của bà con nông dân. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với Phó Cục trưởng Thú y Dương Tiến Thể về tình hình dịch bệnh và các giải pháp ngăn chặn dịch lan rộng.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014, đang thu hút sự quan tâm của giới thương nhân, người nuôi... Theo đó, hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra thương phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện. Con cá tra Việt Nam được gắn “vòng kim cô” tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc...

Nắng nóng, thiếu nước uống và thức ăn đã làm cho gia súc tại một số địa phương bị chết hàng loạt. Việc phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc trong điều kiện khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.