Nhóm Nghiên Cứu Đài Loan Và Thái Lan Đã Công Bố Kết Quả Thí Nghiệm Phát Hiện EMS

Một nhóm các nhà nghiên cứu Đài Nam, Đài Loan đã phát triển phương pháp chuỗi phản ứng polymerase (PCR) để phát hiện Hội chứng chết sớm (EMS) ở tôm dựa trên những báo cáo nhanh.
Bà Lo Chu-Fang, Trưởng khoa Khoa học cuộc sống tại Trường Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU), hợp tác với ông Tim Flegel từ Thái Lan cùng chỉ đạo nhóm nghiên cứu. Bà Lo cũng công bố rằng kết quả nuôi thử nghiệm và tài liệu tham khảo đã ấn hành rộng rãi, 1 động thái với hy vọng có thể giúp kiểm soát bùng phát dịch bệnh.
Vài tháng trước, nhóm nghiên cứu đã hợp tác với Ngài Flegel từ Đại học Mahidol và phát triển phương pháp PCR để phát hiện EMS, hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).
Bà Lo nói: “Thông qua nghiên cứu của chúng tôi dựa vào phương pháp PCR để phát hiện vi khuẩn gây bệnh AHPND, chúng tôi đã quyết định phát hành rộng rãi miễn phí thông tin để mọi người đều có thể tiếp cận. Bởi vì hiện nay dịch bệnh đang bắt đầu lan rộng”.
Bà cũng lưu ý rằng vi khuẩn gây ra bệnh AHPND thuộc nhóm khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VP), nhưng chúng lại có cấu trúc AND riêng, không chung với VP.
Dịch EMS bùng phát có những đặc điểm của bệnh AHPND. Trong 35 ngày đầu nuôi trồng, không có bất kì dấu hiệu của dịch bệnh.
Bà Lo cho biết thêm: Phương pháp PCR nhằm xác định nhanh liệu tôm bị nhiễm khuẩn gây ra bệnh AHPND hay không, nhằm mang đến nguồn lợi lớn trong nền công nghiệp sản xuất tôm. Việc ấn hành thông tin quan trọng này sẽ hỗ trợ các bên liên quan phát triển các biện pháp nhằm hạn chế bùng phát dịch bệnh AHPND.
Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD
Có thể bạn quan tâm

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê (Gia Lai), góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển những năm qua.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long vừa mới báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang” trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp vốn luôn ở trạng thái bấp bênh, lại trên vùng đất cát bạc màu rất kén cây trồng nên càng khó, nhưng với ông Phan Chinh - một nông dân ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thì “cái khó ló cái khôn”, ông đã thành công trên vùng đất gian khó.
Do thời tiết bất thường nên nhiều loại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) giảm năng suất. Trong đó, sầu riêng có sản lượng giảm đến 70 - 80%. Vì thế nên mặc dù được giá hơn mọi năm nhưng hầu hết nông hộ vẫn bị giảm thu nhập.

Theo UBND huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện toàn huyện có 14.436/16.800 ha vườn đang trồng các loại trái cây đặc sản của địa phương như xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, cam sành… với thu nhập bình quân đạt 80 triệu đồng/ha/năm.