Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhọc nhằn xuất khẩu trái cây

Nhọc nhằn xuất khẩu trái cây
Ngày đăng: 26/08/2015

Theo các doanh nghiệp (DN)xuất khẩu trái cây, để đáp ứng thị trường xuất khẩu cần đầu tư mạnh cho khâu bảo quản, sơ chế, chế biến. Và DN đang rất cần hỗ trợ về vốn ưu đãi để đầu tư.

* Mới dừng lại ở khâu khảo sát

Thời gian qua, rất nhiều đoàn DN nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai... đến Đồng Nai đặt vấn đề hợp tác xuất khẩu xoài, thanh long... nhưng thực tế vẫn dừng lại ở việc khảo sát. Với lợi thế về diện tích, ứng dụng quy trình sản xuất an toàn, Hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) là địa chỉ được nhiều DN từ các nước tìm về đặt vấn đề hợp tác xuất khẩu cho trái xoài. Mỗi năm, đơn vị này đón hàng chục DN về tham quan, bàn việc hợp tác nhưng đến nay vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu nào được ký kết. Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Hợp tác xã xoài Suối Lớn, cho biết: “Nhiều DN đánh giá cao chất lượng xoài Đồng Nai và đặt vấn đề xuất khẩu với sản lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay hợp tác xã vẫn đang trong giai đoạn tìm đối tác xuất khẩu. Một trong những yêu cầu quan trọng hiện nay là đơn vị phải đầu tư được dây chuyền công nghệ hiện đại trong khâu bảo quản để đáp ứng được yêu cầu làm hàng xuất khẩu”.

Theo phản ánh của các DN trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây, một số DN các nước thì đưa ra yêu cầu cần nhập khẩu các giống xoài Việt Nam không có. Mặt khác, trái cây Việt Nam vẫn yếu thế trong cạnh tranh về giá với các nước lân cận, như: Thái Lan, Philippines... Trong đó, chi phí vận tải bằng đường hàng không quá cao cũng là một trong những nguyên nhân chính. Cụ thể, Thái Lan có chương trình trọng điểm quốc gia về xuất khẩu trái cây, DN xuất khẩu được hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển bằng đường hàng không. Điều này tạo ra lợi thế rất lớn cho DN Thái cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Hữu Hiểu, Phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, so sánh: “Vừa qua có đoàn DN từ Dubai về làm việc với chúng tôi đặt vấn đề xuất khẩu xoài, thanh long và nhiều loại rau, quả khác. Tuy nhiên, khi họ báo giá thì chỉ hơn 40 ngàn đồng/kg xoài, trong khi phí vận chuyển máy bay đã là 2,5 USD/kg. Cước vận tải quá cao đang là rào cản rất lớn cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây của DN”.

* Bảo quản, chế biến chưa tốt

Tham quan thực tế quy trình sơ chế, đóng gói sản phẩm chuối của một DN xuất khẩu chuối được tổ chức ngay tại vườn của nông dân tại huyện Thống Nhất, mới thấy được sự thiếu đầu tư cho khâu này. Mọi khâu đều làm bằng thủ công, từ khâu tách nải, diệt khuẩn, rút chân không đến đóng gói. Các công đoạn này cũng được DN giao khoán hoàn toàn cho thương lái. Khâu bảo quản, sơ chế còn quá lạc hậu, thiếu quy trình chặt chẽ gây rủi ro rất lớn về chất lượng sản phẩm. Nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi nhất về sự hao hụt do khâu sơ chế, bảo quản còn thô sơ, lạc hậu.

Ông Ngô Tuấn Lộc, nông dân trồng chuối tại huyện Trảng Bom, cho hay dù có DN đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm xuất khẩu cho cây chuối, nhưng nhiều nông dân không mặn mà tham gia vì DN đưa ra các yêu cầu khắt khe từ quy trình sản xuất đến thu hoạch. Cụ thể, cả buồng chuối DN chỉ chọn được vài nải ở giữa để đóng hàng xuất khẩu, còn lại thương lái thu mua với giá hàng dạt. Mọi khâu thu hoạch đều bằng thủ công, tỷ lệ hao hụt cao đều do nông dân gánh.

Bà Lê Thị Liễu, Phó giám đốc Công ty Lê Hải Bình (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ: “Tôi có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua, kinh doanh trái cây. 2 năm trở lại đây, tôi thấy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch quá rủi ro nên chuyển sang tìm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường khác và đầu tư vào chế biến”. Tuy nhiên, để đầu tư được dây chuyền bảo quản, chế biến với công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu cần số vốn không nhỏ. DN rất mong được Nhà nước hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi Khai thác thế mạnh vùng triều, đa dạng đối tượng nuôi

Hiện nay, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 250 ha nuôi thủy sản nước lợ với 105 hộ tham gia.

03/09/2015
Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2 Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha. Sản lượng thu hoạch đến tháng 8/2015 là 19.724 tấn/40.425 tấn (8.049 tấn tôm sú, 11.675 tấn tôm thẻ chân trắng), đạt 48,7% kế hoạch, giảm hơn 9.100 tấn (tôm sú 1.856 tấn, tôm thẻ 7.195 tấn) so cùng kỳ.

03/09/2015
Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU) Mỹ thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force) đối phó với hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên bất hợp pháp, không khai báo và phi pháp (IUU)

Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)

03/09/2015
Niềm đam mê của bà chủ trang trại Niềm đam mê của bà chủ trang trại

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

03/09/2015
Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

03/09/2015